04/05/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động ngành nông nghiệp
Phụng Hiệp: Tập trung, chủ động phòng chống hạn mặn.
 42
 25/04/2024
Ảnh: Nông dân đang tưới

Ảnh: Nông dân đang tưới

Hiện tại, tình hình hạn mặn đang diễn ra rất gay gắt, ảnh hưởng trên diện rộng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, huyện Phụng Hiệp là một trong những huyện có nguy cơ cao của tình trạng này.

Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân ở vùng bị hạn, xâm nhập mặn, bảo vệ diện tích lúa Đông Xuân 2023 - 2024 và vụ Hè Thu năm 2024. Tất cả các cấp, các ngành phải quán triệt cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt kế hoạch số: 312/UBND ngày 29 tháng 11 năm 2023 của UBND huyện Phụng Hiệp về phòng, chống hạn và xâm nhập năm 2024 trên địa bàn huyện.

Huyện Phụng Hiệp có khoảng 20.000 ha đất sản xuất có nguy cơ bị hạn và mặn đe dọa. Do đó thời gian qua chính quyền và nhân dân trong huyện đã chủ động chuẩn bị nhiều giải pháp để ứng phó.

Nếu xâm nhập mặn từ Biển Tây đi theo hướng quản lộ Phụng Hiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các xã như: xã Phương Phú, thị trấn Búng Tàu, một phần các xã Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, Phương Bình, tổng diện tích sản xuất bị ảnh hưởng khoảng 7.387ha. Nếu xâm nhập mặn từ Biển Đông thì ảnh hưởng trực tiếp đến các xã Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, một phần xã Hiệp Hưng, thị trấn Cây Dương, tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 6.400ha.

Nếu trường hợp hạn kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến các xã Hòa An, Tân Bình, một phần xã Bình Thành, Thạnh Hòa, TT Kinh Cùng, Long Thạnh, Phương Bình. Tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 8.000ha 

Ngoài sự chủ động của người dân thì hiện nay chính quyền địa phương dọc tuyến kênh xáng quảng lộ Phụng Hiệp qua các địa phương như: xã Phương Phú, Tân Phước Hưng, thị trấn Búng Tàu đã tổ chức kiểm tra, duy tu sửa chửa các cống ngăn mặn. Ngành nông nghiệp huyện cũng đã bố trí 8 điểm quang trắc mặn, định kỳ đo khảo sát 2 buổi/ngày để kịp thời cập nhật nồng độ mặn.

Trồng hơn 2ha khóm MD2, những ngày gần đây ngoài việc cập nhật các tin tức cảnh báo mặn, thì trước khi tưới nước cho ruộng khóm, ông Lê Minh Phương ấp Bình Hòa, xã Phương Phú đều quan sát màu nước trên sông, tiến hành thử nước trước khi bơm tưới cho cây. Bởi theo ông Phương, khu vực này còn nhiễm phèn nặng, không thể trữ nước trong các mương nội đồng mà phải sử dụng nguồn nước trực tiếp từ tuyến kênh tạo nguồn. Do đó mỗi khi tưới cây phải kỷ lưỡng để hạn chế thiệt hại. Ông Phương cho biết: “Khu vực này phía ngoài có cống ngăn mặn, phía bên trong thì có đê bao kiên cố. Hiện tai nước mặn chưa đổ về thì các cống này vẫn cho nước ra vô để lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu. Hàng ngày khi người dân nơi đây lấy nước sản xuất thì cũng quan sát màu nước, dùng miệng thử nước an toàn rồi mới dám lấy tưới cây”.

Ông Trần Văn Tuấn - Trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phụng Hiêp cho biết: “Là một huyện rộng, diện tích đất sản xuất nhiều những nằm rải rác ở các địa phương. Do đó việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, đặc biệt là phòng chống hạn mặn cũng gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2023 huyện Phụng Hiệp để chủ động ứng phó với tình hình hạn và xâm nhập mặn năm này. Huyện đã huy động các nguồn lực gần 26 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 6 cống hở, 4 cống kết hợp với trạm bơm, tổ chức nạo vét 20 tuyến kênh tạo nguồn, chủ động khép kín cho hơn 1.000ha đất sản xuất. Nâng tổng diện tích khép kín hoàn toàn trên địa bàn huyện hiện xấp xỉ khoảng 19 ngàn ha. Do đó thời gian qua ngành nông nghiệp huyện đã tham mưu cho UBND huyện phân kỳ đầu tư. Riêng các xã thị trấn trong huyện thì vận động người dân nạo vét các tuyến kênh nội đồng, gia cố các đê bao để chủ động nước trong sản xuất.”

Bên cạnh đó, hiện nay nông dân trong huyện cũng đã áp dụng mô hình tưới tiết kiệm nước vào sản xuất rau màu và cây ăn trái, tương đương khoảng 10.500ha, để tiết giảm lượng nước tưới góp phần vượt qua mùa hạn mặn năm nay.

Nguyễn Văn Cụ
Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp

Ý kiến bạn đọc