27/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Các sự kiện/Thông báo
CCTTBVTV: Thông báo tình hình dịch hại tuần thứ 2 - tháng 8 năm 2017
 219
 10/08/2017
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật: Thông báo tình hình sinh vật hại từ (Từ ngày 08/08/2017 đến ngày 14/08/2017)

* TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI: (Xem file đính kèm)

* DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI 07 NGÀY TỚI:

Thời tiết mưa nắng đan xen làm ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây hại phát triển gây hại trên các loại cây trồng.

1. Cây lúa.

- Sẽ có đợt gầy cám nở gối lứa gây hại trên các trà lúa Thu Đông trong thời gian tới.

- Bệnh đạo ôn, bạc lá và lem lép hạt: tiếp tục gây hại trên các trà lúa giai đoạn đòng trổ.

- Chuột, ốc bươu vàng: tiếp tục cắn phá gây hại trên diện rộng đối với những trà lúa Thu Đông.

2. Cây ăn trái:

- Cây có múi: chú ý các đối tượng gây hại như: rầy chổng cánh, rầy mềm, rệp sáp, nhện đỏ, bệnh Greening, vàng lá thối rễ, ghẻ, loét gây hại trên các vườn cây có múi.

- Cây mãng cầu Xiêm: bệnh thối rễ chết cành, rệp sáp.

- Cây Xoài: bệnh thán thư, nấm phytophthora.

- Cây nhãn: nhện lông nhung và bệnh chổi rồng, rệp sáp.

3. Cây mía: sau đục thân, chuột, bệnh thối đỏ.

4. Rau màu: chú ý các đối tượng sinh vật gây hại như: sâu tơ, sâu ăn tạp, thối rễ, bệnh thán thư, ...

IV. ĐỀ NGHỊ:

Các trạm Trồng trọt và BVTV kết hợp cùng nông dân thường xuyên thăm đồng kiểm tra sinh vật hại trên các loại cây trồng, tập huấn, tư vấn kỹ thuật, vận động nông dân tích cực chủ động trong quản lý phòng trừ sinh vật gây hại.

1. Cây lúa:                                                                                     

Thường xuyên thăm đồng kiểm tra mật số rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên các trà lúa Thu Đông, tiếp tục vận động nông dân phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt cho lúa giai đoạn trước và sau trổ đều. Ngoài ra cần phun ngừa thêm bệnh bạc lá gây hại trên lúa.

Tiếp tục vận động nông dân tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi để thu hoạch lúa Hè Thu nhanh gọn tránh thiệt hại do mưa bão.

2. Cây ăn trái:                                                                                                                

- Cây có múi: tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại như: sâu đục trái, bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ, ghẻ loét,... Thường xuyên vệ sinh vườn, đánh rãnh tạo luống, gia cố đê bao cống đập, chủ động bơm tác tránh gây ngập úng.

- Cây nhãn: tiếp tục phòng trừ bệnh chổi rồng và nhện lông nhung gây hại.

- Cây Xoài: phòng chống bệnh thán thư, nấm phytophthora.

3. Cây mía: thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp lá già ủ, cắt tỉa những cây bị sâu bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan mầm bệnh. 

4. Rau màu: Với điều kiện thời tiết mưa nắng đan xen như hiện nay rau màu rất dễ nhiễm các loại nấm bệnh và côn trùng tấn công vì vậy nông dân cần thường xuyên thăm đồng chăm sóc, cắt tỉa tạo thông thoáng, bón phân, trước khi xuống giống mới nên bón vôi xử lý cải tạo đất và sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế nấm bệnh tấn công./.

(ĐÍNH KÈM NỘI DUNG BÁO CÁO)

Trần Ngọc Thể
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc