27/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Các sự kiện/Thông báo
Sở Nông nghiệp và PTNT: Điều tra, chỉ đạo phòng trừ sâu keo mùa thu
 576
 17/05/2019

Căn cứ Công văn số 2827/BNN-BVTV ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phòng chống sâu keo mùa thu;

Thực hiện Công văn số 1367/BVTV-TV ngày 03 tháng 5 năm 2019 của Cục Bảo vệ thực vật về việc điều tra, chỉ đạo phòng trừ sâu keo mùa thu;

Thực hiện Công văn số 1854/VP.UBND-KT ngàỵ 02 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang về việc phòng chống sâu keo mùa thu;

Qua kết quả thăm đồng, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một loài sâu keo mới có đặc điểm hình thái giống với sâu keo mùa thu và đã thu mẫu gửi đi giám định ở Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam.

Để chủ động phòng trừ, ngăn chặn sự phát tán của sâu keo mùa thu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:

1. UBND huyện, thị xã, thành phố:

Phối hợp trong việc chỉ đạo các xã, phường, thị trấn điều tra, hướng dẫn nông dân trên địa bàn theo dõi kỹ diễn biến sâu hại trên rẫy bắp và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ khi phát hiện sâu keo mùa thu.

2. Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế huyện, thị xã, thành phố:

-  Chỉ đạo cơ quan chuyên môn như Trạm Bảo vệ thực vật, Khuyến nông tăng cường công tác điều tra phát hiện, xác định sự gây hại của sâu keo mùa thu trên địa bàn. Tập trung điều tra trên các giống cây nhập nội đang trồng trên địa bàn. Đặc biệt, chú trọng điều tra trên nhóm cây trồng cạn họ hòa bản như cây bắp, mía, cỏ voi...

- Rà soát, nắm rõ diện tích trồng bắp, phân bố, giai đoạn sinh trưởng trên địa bàn từng xã, ấp để có biện pháp chỉ đạo với từng trà bắp trên đồng.

-  Điều tra, xác định mật số, tuổi sâu, phân bố và diện tích nhiễm sâu keo mùa thu trên địa bàn.

- Thống kê diện tích nhiễm sâu keo mùa thu: Áp dụng theo hướng dẫn tạm thời của Cục Bảo vệ thực vật gồm mức nhiễm nhẹ từ 2-4 con/m2, mức nhiễm trung bình >4-8 con/m2, nhiễm nặng >8 con/m2.

- Hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ bằng các biện pháp ngắt ổ trứng đem tiêu hủy; bẫy đèn, bã chua ngọt, bẩy pheromone để diệt thành trùng; phun thuốc bảo vệ thực vật đối với nơi có mật số sâu cao, lúc sâu tuổi 1 đến tuổi 3 ở giai đoạn bắp từ 5-7 lá (bằng một số nhóm thuốc: Bacillus thuringỉensỉs, Spinetoram, Indoxacard, Lufenuron... theo khuyến cáo của Cục BVTV).

- Tổng hợp kết quả điều tra, theo dõi báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, địa chỉ email: bvtvhgphongbvtv@gmail.com để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

3. Chi cục Trồng trọt và Bầo vệ thực vật

- Chỉ đạo các phòng, trạm trực thuộc tăng cường công tác điều tra, theo dõi và hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ loài sâu keo mùa thu.

- Phân công cán bộ tăng cường theo dõi bẫy đèn để sớm phát hiện thành trùng sâu keo mùa thu ở các huyện, thị xã, thành phố để chủ động phòng chống.

- Tổng họp tình hình, diễn biến của sâu keo mùa thu báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để có hướng chỉ đạo kịp thời.

4. Trung tâm Khuyến nông

- Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật của đơn vị phối họp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trong việc điều tra, theo dõi diễn biến và hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu trên địa bàn các huyện thị xã, thành phố.

5. Thanh tra Sở:

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường họp buôn bán thuốc kém chất lượng, thuốc giả, thuốc ngoài doanh mục để trục lợi làm gia tăng nguy cơ lây lan của sâu keo mùa thu trên địa bàn tỉnh.

Đề nghị ủy ban nhân dân, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện.

(Đính kèm chi tiết Công văn số: 999/SNNPTNT-BVTV về việc điều tra, chỉ đạo phòng trừ sâu keo mùa thu).

Đồng Thị Phượng - TTKN
Nguồn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc