27/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
Hiệu quả từ mô hình trồng trầu
 416
 25/02/2020
Mô hình trầu của ông Lý Thanh Đạm

Mô hình trầu của ông Lý Thanh Đạm

Ngày nay, nghề trồng trầu tuy không còn phổ biến ở nhiều nơi, nhưng đối với xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ trầu vẫn được xem là mô hình lý tưởng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ dân nơi đây.

Trước đây, dây trầu được trồng nhỏ lẻ, thường trồng để ăn, tuy nhiên, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng nên ông Lý Thanh Đạm ở ấp 9, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ quyết định đầu tư mở rộng diện tích, đưa dây trầu thành loại hàng hóa có giá trị kinh tế, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Ông Đạm cho biết điều mà ông cảm thấy yên tâm là hiện nay là đầu ra của lá trầu tương đối ổn định. Hiện gia đình ông mở rộng trồng trầu trên diện tích 1.000 m2, mỗi tháng ông thu hoạch 2 lần và mỗi lần hái 25 - 30 kg trầu, ông bán với giá 45.000 đồng/kg với giá cả như hiện nay, sau khi trừ chi phí, ông còn lợi nhuận 1.200.000đồng/ mỗi lần hái.

Ông Đạm cho biết thêm; trầu từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch chỉ mất khoảng 2 tháng. Sau một năm, dây trầu bò lên phủ nọc, đây cũng là thời điểm trầu cho sản lượng lá cao nhất, dây trầu tốt có thể cho lá trong suốt 3 năm. Với mỗi một nhánh trầu mới, khi thu hoạch bao giờ người hái cũng chừa lại lá nhỏ kế tiếp lá to để nuôi từ 15 đến 20 ngày. Cứ như vậy, trầu cho lá liên tục ngày này qua tháng khác cho đến khi dây trầu già.

Như vậy, từ những dây trầu mỏng manh nhưng bền bỉ đã giúp cuộc sống của nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập ổn định, chính những người dân nơi đây đã góp phần gìn giữ một nét văn hóa dân tộc rất đỗi bình dị và cũng từ đó tạo thêm thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Võ Ánh Phượng
VCKN xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ

Ý kiến bạn đọc