27/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
Châu Thành A: Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái cho lợi nhuận gấp từ 3 – 5 lần
 396
 02/06/2020
Hình: Mô hình trồng nhãn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hình: Mô hình trồng nhãn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Vùng đất thị trấn Một Ngàn được thiên nhiên ưu đãi, bao bọc bởi kênh xáng Xà No, với phù sa màu mỡ thích hợp cho sự phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất, cây lúa phát triển chậm, năng suất giảm, cung vượt cầu, đầu ra khó khăn, nhất là thời điểm thu hoạch rộ. Trước thực tế đó, năm 2018 thị trấn có chủ trương, phát động bà con nông dân chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang trồng vườn cây ăn quả, đến nay đã cho hiệu quả ngoài mong đợi, nâng lợi nhuận lên gấp 3 - 5 lần tùy loại cây.

Những năm gần đây nông dân trồng lúa gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, năng suất lúa có dấu hiệu sụt giảm, tình hình thời tiết diễn biến bất lợi, dich bệnh phức tạp… Chi phí sản xuất tăng cao do nhiều yếu tố như công lao động, giá vật tư nông nghiệp tăng cao dẫn đến lợi nhuận của người trồng lúa thấp. 

Ông Nguyễn Phước Thọ, ở ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, có 0,8 ha đất trồng lúa trước đây không hiệu quả. Để tăng giá trị kinh tế trên một  đơn vị  diện tích đất nông nghiệp, ông Thọ đã mạnh dạng chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái đặc sản và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2017 sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân, ông Thọ chuyển sang trồng cây nhãn idol, với diện tích trên anh ông thọ trồng 400 cây nhãn. Sau 3 năm trồng, chăm sóc đến đầu năm 2020, vườn nhãn của ông  đã bắt đầu cho trái. Ông cho biết: “Do diện tích đất của tôi xung quanh vườn tạp trồng lúa kém hiệu quả, nên tôi mạnh dạng chuyển đổi sang trồng nhãn và sau 3 năm trồng không ngờ cho trái sai như vậy”. Với 400 gốc nhãn ông ước tính thu hoạch 6 tấn trái bán với giá 22.000đ/kg đã mang lại cho ông nguồn thu 132 triệu đồng, sau khi trừ chi phí từ khi gieo trồng đến thu hoạch khoảng 60 triệu ông còn lãi trên 72 triệu đồng.

Thấy được hiệu quả kinh tế và khả năng thích nghi của cây nhãn trên vùng đất Thị trấn Một Ngàn, cụ thể là mô hình của ông Thọ, nhiều nông dân lân cận đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa để chuyển sang trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: nhãn, cam sành, chanh không hạt, bưởi da xanh, sầu riêng… trong đó chỉ riêng khu vực ấp Nhơn Xuân có hơn 11 hecta với 14 hộ trồng nhãn idol.

Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang canh tác các loại cây ăn trái bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà vườn nơi đây.

Trần Việt Quốc
Khuyến nông thị trấn Một Ngàn, Châu Thành A

Ý kiến bạn đọc