02/05/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động ngành nông nghiệp
Sở NN&PTNT: Làm việc với Trường Đại học Cần Thơ về tìm hiểu chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng trọt
 131
 04/04/2024
Nhóm dự án Trường Đại học Cần Thơ làm việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang.

Nhóm dự án Trường Đại học Cần Thơ làm việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang.

Ngày 04/04/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang có buổi làm việc với Trường Đại học Cần Thơ về tìm hiểu chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng trọt. Nhằm tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của tỉnh để triển khai các bước tiếp theo Dự án Thủ lĩnh nông nghiệp tương lại (ALOFT), Chương trình F2F tại Hậu Giang.

Tham dự buổi tiếp đoàn dự án Thủ lĩnh nông nghiệp tương lại (ALOFT) Trường Đại học Cần Thơ, có Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Võ Xuân Tân cùng lãnh đạo các đơn vị: Chi cục Phát triển Nông thôn, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản và Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh. Phía Trường Đại học Cần thơ có GS.TS Trần Thị Thanh Hiền, giảng viên cao cấp, đại diện nhóm dự án cùng đoàn chuyên gia đi cùng.

GS.TS Trần Thị Thanh Hiền cho biết: Trong 5 năm tới, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Trường Đại học Tennessee (Hoa Kỳ), thực hiện Dự án Thủ lĩnh nông nghiệp tương lai (ALOFT), Dự án sẽ triển khai Chương trình từ Nông dân đến Nông dân tại Khu vực Đông Nam Á - Farmer To Farmer (F2F). Tại Việt Nam, ngoài địa bàn tỉnh Hậu Giang, Dự án còn triển khai Chương trình F2F tại tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ.

Nội dung chủ yếu của Dự án là hợp tác cùng các đối tác tại Việt Nam cải thiện sinh kế và an ninh lương thực. Chương trình từ Nông dân đến Nông dân (F2F) sẽ cử các tình nguyện viên (chuyên gia) Hoa Kỳ thực hiện các khóa tập huấn kỹ thuật/ thực hành (cầm tay chỉ việc) cho cộng đồng, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp và các tổ chức giáo dục ở hơn 50 quốc gia. Tại Việt Nam, Dự án ALOFT/ Chương trình F2F đặt văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ. Trong khuôn khổ Chương trình F2F, mỗi chuyên gia sẽ có 10-15 ngày làm việc tại Việt Nam để triển khai các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật. Chương trình dự kiến sẽ kéo dài đến 5 năm, nguồn kinh phí hỗ trợ của Trường Đại học tại Hoa Kỳ thông qua Trường Đại học Cần Thơ triển khai đến các địa phương theo nhu cầu đề xuất thực tế.

Tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang, đoàn chuyên gia Dự án triển khai các nội dung như: giới thiệu Dự án ALOFT, Chương trình F2F, thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn về thực trạng, khó khăn, thách thức và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, hợp tác xã, cán bộ khuyến nông và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sau buổi làm việc, Đoàn tiếp tục đi khảo sát thực tế tại một số địa điểm sản xuất để tìm hiểu về chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng trọt tại các huyện trong tỉnh Hậu Giang.

Về phía lãnh đạo Sở NN&PTNT, hoan nghênh sự hỗ trợ, hợp tác của Trường Đại học Cần Thơ và Dự án Thủ lĩnh nông nghiệp tương lai, Chương trình F2F tại Hậu Giang. Hi vọng trong thời gian tới Chương trình F2F sẽ lựa chọn ra được những chủ đề, nội dung tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật phù hợp để hỗ trợ cho nông dân, hợp tác xã và cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp tại Hậu Giang.

Bành Đức Tín
TTKN và DVNN Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc