24/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Các sự kiện/Thông báo
Kế hoạch: Sản xuất lúa vụ Hè Thu 2019 tại Hậu Giang
 1326
 20/02/2019

I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH CHUNG                                                                  

        - Tỉnh Hậu Giang và một số tỉnh phía Tây khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, theo dự báo trong những ngày tới nhiệt độ tăng cao, khả năng đầu vụ lúa Hè Thu tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn xuất hiện các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng như: huyện Long Mỹ, một phần của Vị Thủy, Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh. Do đó, một số diện tích lúa Hè Thu 2019 sẽ bị ảnh hưởng do thiếu nước đầu vụ, xâm nhập mặn cũng gây thiệt hại giai đoạn trổ - chín đối với các trà lúa gieo sạ sớm hoặc giai đoạn mạ đối với trà lúa sạ muộn. Bên cạnh đó rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá vẫn là đối tượng sinh vật gây hại quan trọng cần quan tâm.         

       - Trước các yếu tố thời tiết, thủy văn, hạn hán và xâm nhập mặn gây bất lợi đến sản xuất lúa và qua theo dõi tình hình rầy nâu di trú vào đèn trong tháng 01 và tháng 02 năm 2019 để tổ chức sản xuất vụ lúa Hè Thu 2019 đạt kết quả tốt, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch sản xuất lúa vụ Hè Thu 2019, cụ thể như sau:

           II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT vụ LÚA HÈ THU 2019

1. Diện tích gieo trồng

Toàn tỉnh dự kiến xuống giống vụ lúa Hè Thu 2019 là 76.640 ha, năng suất 6,0 tấn/ha, sản lượng 457.055 tấn. Phân bổ cụ thể như sau:

STT

Đơn vị

Diên tích (ha)

1

Thành phố Vị Thanh

3.500

2

Thi xã Ngã Bảy

630

3

Huvên Châu Thành A

8.600

4

Huvên Châu Thành

-

5

Huyên Phung Hiệp

19.900

6

Huyên Vị Thủy

17.700

7

Thi xã Long Mỹ

9.910

8

Huyên Long Mỹ

16.400

 

Tổng cộng

76.640

 

2. Thời vụ gieo trồng

  • Hiện rầy nâu xuất hiện với mật số cao, phổ biến 2.000-3.000 con/m2 (cao nhất trên 10.000 con/m2), rầy tuổi 2-3. Đồng thời, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá (VL- LXL) còn xuất hiện rải rác trên đồng với tỷ lệ 2-3% số chồi trên trà lúa giai đoạn làm đòng – trổ, đây là nguy cơ tiềm ẩn để lây lan bệnh cho vụ lúa Hè Thu 2019.
  • Để tránh thiệt hại do rầy nâu gây hại cây lúa và truyền bệnh VL-LXL các địa phương cần xác định chính xác lịch thời vụ để xuống giống dựa trên cơ sở Thông báo số 289/TB-SNNPTNT, ngày 13/02/2019 cụ thể như sau:

Đợt 1: Từ ngày 25 - 31/3/2019 (tức ngày 20 - 26/2/2019 âm lịch).

Đợt 2: Từ ngày 23 - 29/4/2019 (tức ngày 19 - 25/3/2019 âm lịch).

Đợt 3: Xuống giống từ ngày 20/5/2019 đến khi mùa mưa bắt đầu đối với vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.

 Tuỳ theo diễn biến rầy nâu di trú vào đèn tại địa phương và tình hình thực tế về thời tiết, thủy văn, khả năng xâm nhập mặn; từng địa phương theo dõi để quyết định thời gian từng đợt của lịch xuống giống vụ lua Hè Thu cho hợp lý.

3. Về cơ cấu giống lúa

  • Khuyến cáo sử dụng hạt lúa giống cấp xác nhận trở lên, liên hệ các cơ sở có uy tín như Trung tâm sản xuất giống, các cửa hàng kinh doanh giống đủ điều kiện, hoặc các HTX, câu lạc bộ sản xuất lúa giống đạt yêu cầu. Lưu ý không sử dụng giông lúa không rõ nguồn gốc do thương lái, cò lúa cung cấp.

       - Giống khuyến cáo sử dụng một số giống có khả năng chống chịu trong

Điều kiện thời tiết bất lợi do hạn, mặn trong vụ Hè Thu như: Giống OM5451 OM6976, OM2517, OM 4900, ST 24, Đài thơm 8...

4. Các biện pháp kỹ thuật cần chú ý trong vụ Hè Thu 2019

  • Trước khi xuống giống nên vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ tốt nhất nên phơi đất ít nhất 15 -20 ngày trước khi gieo sạ để đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ, tránh ngộ độc hữu cơ và một số đối tượng sinh vật gây hại khác cho lúa. Nếu lượng rơm rạ trục, vùi chưa phân hủy nên bón vôi hoặc sử dụng nấm Trỉchoderma ngay đầu vụ.
  • Sử dụng lúa giông cấp xác nhận; sạ thưa, sạ hàng với lương giống dưới 100 kg/ha.  

(Đính kèm Kế hoạch số 314/KH-SNNPTNT) 

Ngô Văn Thống - TTKN
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc