29/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Các sự kiện/Thông báo
CC Thủy sản: Khuyến cáo nuôi thủy sản trên ruộng lúa và các biện pháp quản lý nuôi thủy sản trong mùa mưa
 612
 14/06/2018
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng thiên tai mưa bão năm 2018 được dự báo có diễn biến phức tạp, khó dự đoán.

Vào mùa mưa, những biến đổi đột ngột về môi trường như: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ trong, độ mặn... là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho các tác nhân gây bệnh trong nước có điều kiện phát triển và xâm nhập vào cơ thể động vật thủy sản để gây bệnh. Bên cạnh đó, vào những ngày mưa diễn ra liên tục, lượng nước mưa lớn cục bộ sẽ gây ra hiện tượng tràn bờ, gây thất thoát thủy sản nuôi và thiệt hại cho người nuôi thủy sản.

Trước tình hình trên, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc khuyến cáo người dân thực hiện một số nội dung sau:

I. Khuyến cáo mùa vụ nuôi cá trên ruộng lúa

Hiện nay, mùa vụ nuôi cá trên ruộng lúa đã bắt đầu, để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

-       Nên nuôi kết hợp nhiều đối tượng như cá trê vàng, cá lóc, thát lát, rô đồng... nuôi ghép với cá sặc rằn, rô phi, chép, trôi, mè. nhằm đa dạng hóa sản phẩm đồng thời tăng thu nhập cho người nuôi. Trong đó đối tượng nuôi chính nên chiếm trên 50% mật độ nuôi.

Một số công thức nuôi kết hợp như sau:

+ 70% cá trê vàng, 20% cá sặc rằn, 10% cá chép.

+ 70% cá lóc, 20% cá sặc rằn, 10% cá chép.

-       Nên nuôi cá theo hình thức quảng canh cải tiến (có bổ sung thức ăn) nhằm tăng hiệu quả cho mô hình đồng thời tận dụng nguồn thức ăn tươi sống sẵn có tại địa phương như ốc bươu vàng... nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận.

-     Thả cá giống có kích cỡ, khối lượng lớn để giảm tỷ lệ hao hụt và thu hoạch cá lớn bán có giá cao.

-     Đối với những ruộng lúa có nhiều tép, cá nhỏ, cua, ốc nên chọn các loài cá lóc, cá thát lát, cá rô đồng, cá chép làm đối tượng chính. Đối với ruộng có nhiều mùn bã hữu cơ nên chọn các loài cá trê vàng, cá rô phi, cá mè làm đối tượng chính.

-     Ruộng nuôi phải bảo đảm chắc chắn, không rò rỉ nước. Sử dụng lưới bao xung quanh ruộng để tránh cá thất thoát hoặc địch hại xâm nhập.

-     Nên có ao riêng để ương cá trước khi chuyển lên ruộng và trữ cá trong trường hợp giá cá thấp.

-     Có thể áp dụng nuôi chuyên cá trê vàng, cá lóc trên ruộng lúa theo hình thức “hoang dã hóa”: Cá được nuôi trong ao/ vèo đặt trong ao hoặc trong mương bao của ruộng khoảng 2 - 3 tháng (sử dụng thức ăn công nghiệp), sau đó chuyển cá lên ruộng để cá sử dụng thức ăn tự nhiên có sẵn (giảm lượng thức ăn công nghiệp), hoạt động bơi lội ngoài môi trường tự nhiên sẽ giúp cá thon gọn, thịt chắc, có chất lượng tương tự như cá đồng. Ở hình thức này có thể tạo thêm thức ăn cho cá bằng cách thả cá rô phi trên ruộng 2 - 3 tháng trước khi chuyển cá trê vàng, cá lóc lên ruộng nhằm tạo thêm nguồn thức ăn cho cá.

(Đính kèm file chi tiết.fdf)

Ngô Văn Thống - TTKN
Nguồn Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc