19/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Các sự kiện/Thông báo
Hậu Giang: Khẩn trương ứng phó với rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên lúa Hè Thu 2018.
 751
 28/05/2018
Ảnh: Lúa bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá

Ảnh: Lúa bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá

Trước tình hình bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên lúa Hè Thu 2018 phát sinh và diễn biến phức tạp, từ ngày 23/4/2018 đến ngày 10/5/2018. Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang tổ chức thăm đồng kiểm tra tình hình sâu bệnh, đặc biệt là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên địa bàn các huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Châu Thành A, thị xã Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.

Kết quả kiểm tra:

1. Tình hình gieo sạ (tính đến ngày 11/5/2018)

Số

TT

Địa phương

Kế

hoạch

(ha)

DTđã xuống giống ( ha)

Trong đó

DT xuống giống trong lịch (ha)

DT xuống giống ngoài lich

(ha)

So sánh trong và ngoài lich

(%)

1

H. Long Mỹ

17.730

10.363

6.534

3.800

36,66

2

H. Vị Thủy

16.400

16.435

8.681

7.754

47,17

3

H. Châu Thành A

8.500

8.647

2.308

6.339

73,30

4

TP. Vị thanh

3.500

3.284

1.998

1.286

39,15

5

TX. Long Mỹ

9.910

9.812

7.974

1.838

18,73

6

H. Phụng Hiệp

19.900

15.796

10.496

5.300

33,55

7

TX. Ngã Bảy

840

353

353

-

-

8

H. Châu Thành

20

5

5.

-

-

 

Tổng

76.800

64.875

38.458

26.417

40,72

Tình hình chung cho thấy, diện tích lúa gieo sạ ngoài lịch phần lớn được nông dân gieo sạ trong khoảng thời gian từ ngày 09 đến 29/3/2018 (lịch thời vụ khuyến cảo gieo trồng vụ ỉúa Hè Thu 2018: Đợt 1, gieo sạ từ ngày 03 -10/3/2018; đợt 2, gieo sạ từ ngày 01 - 08/4/2018) đều bị nhiễm bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá từ trung bình đến nặng (kết hợp với ngộ độc hữu cơ) với tỷ lệ nhiễm từ 5 - 80%; còn lại các diện tích lúa gieo sạ sau ngày 29/3/2018 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.

2. Tình hình sinh vật gây hại

-    Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá: Toàn tỉnh tại thời điểm hiện tại có 881,66 ha nhiễm (tăng 462,7 so với tuần trước) trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng (TP. Vị Thanh 358 ha, H. Phụng Hiệp 232 ha, H. Long Mỹ 170 ha, H. Châu Thành A 78 ha và H. Vị Thủy 44 ha); trong đó, diện tích lúa nhiễm bệnh nặng là 381 ha, nhiễm trung bình là 85 ha và nhiễm nhẹ là 393 ha. Ngoài ra còn có 107 ha nhiễm dưới mức thống kê, tỷ lệ nhiễm < 3%.

-    Rầy nâu: Diện tích nhiễm 346 ha (giảm 276 ha so với tuần trước), mật số 750 - 3.000 con/m2, tuổi 4, 5 và rầy trưởng thành trên các trà lúa từ đẻ nhánh đến đòng trổ, đa số nhiễm nhẹ, phân bố ở các huyện: Vị Thủy, Phụng Hiệp, Châu Thành A và Tp.Vị Thanh.

-    Ngộ độc hữu cơ: Diện tích 427 ha, tỷ lệ nhiễm 5 - 30% (giảm 61 ha so với tuần trước), ảnh hưởng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh phân bố ở huyện Vị Thủy và Tp. Vị Thanh.

-    Đạo ôn lá: Diện tích 1.168 ha, tỷ lệ nhiễm 5 - 10% (tăng 561 ha so với tuần trước), phân bố gây hại ở huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, Tx. Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp và Tp. Vị Thanh.

Ngoài ra còn xuất hiện một số sinh vật gây hại khác như: Bọ trĩ (41 ha), sâu đục thân (20 ha), lem lép hạt (15 ha), ngộ độc phèn (7 ha), bệnh khô vằn (5 ha),... nhưng gây hại không đáng kể.

3. Nhận xét - đánh giá

Hiện tại bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá là đối tượng gây hại đặc biệt quan trọng đối với vụ lúa Hè thu 2018. Nhận xét về nguyên nhân phát sinh:

-    Do đặc điểm thời tiết nắng nóng, rầy nâu di trú vào cuối tháng 03 (từ 25/03/2018 - 31/03/2018) mang vius gây bệnh chích hút cây lúa, truyền virus bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (Đa so diện tích nhiễm bệnh do vỉrus lũn xoan lá).

-    Nguồn bệnh còn lưu tồn trên những diện tích lúa Đông Xuân 2017-2018 bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá chưa thu hoạch xong nên rầy mang mầm bệnh phát tán sang các trà lúa Hè Thu gieo sạ sớm (từ ngày 01/03 đến 29/03/2018).

-    Nông dân gieo sạ không đúng như lịch khuyến cáo của địa phương (do giá lúa ở vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tăng cao nên nông dân sau khi thu hoạch ỉúa xong tranh thủ mua vụ đế gieo sạ ngay; các chủ vịt chạy đồng bơm nước vào ruộng để cho vịt ăn nên buộc nông dân phải làm đất gieo sạ; ỷ thức tuân thủ lịch thời vụ của nông dân chưa tốt,...) và không đảm bảo thời gian cách ly giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu từ đó là nguồn thức ăn liên tục trên đồng ruộng và làm cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ.

-    Nông dân gieo sạ không đồng loạt và tập trung dẫn đến trên cùng một cánh đồng có nhiều diện tích lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu tích lũy mật số và lan truyền bệnh.

(Đính kèm nội dung Công văn)
 


 

Ngô Văn Thống - TTKN
Nguồn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc