29/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Tình hình dịch hại và khuyến cáo mới
Lịch xuống giống lúa vụ Thu Đông năm 2022
 849
 30/06/2022
Ảnh. Sử dụng máy bay phun thuốc BVTV tại Hậu Giang.

Ảnh. Sử dụng máy bay phun thuốc BVTV tại Hậu Giang.

Thời điểm xuống giống: Đợt 1: Từ ngày 15 - 21/7/2022 (nhằm ngày 17 - 23/6 âm lịch); Đợt 2: Từ ngày 14 - 20/8/2022 (nhằm ngày 17 - 23/7 âm lịch).

Vụ lúa Hè Thu 2022 toàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được 76.368 ha, vượt 368 ha so với kế hoạch. Hiện nay diện tích lúa trên đồng đang tập trung từ giai đoạn đẻ nhánh đến trổ chín. Đối với diện tích lúa gieo sạ sớm nông dân đã bắt đầu thu hoạch và chuẩn bị đồng ruộng để gieo sạ vụ lúa Thu Đông.

Trước tình hình thực tế trên, để đảm bảo năng suất, sản lượng và giảm thiểu rủi ro do thiên tai, rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá gây hại cho cây lúa, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng khung thời vụ xuống giống vụ Thu Đông trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Thời điểm xuống giống 

Đợt 1: Từ ngày  15 - 21/7/2022 (nhằm ngày 17 - 23/6 âm lịch).

            Đợt 2: Từ ngày 14 - 20/8/2022 (nhằm ngày 17 - 23/7 âm lịch).

Hiện nay diện tích lúa Hè Thu sạ sớm tại huyện Châu Thành A và Vị Thủy đang thu hoạch, nông dân cần tuân thủ thời gian cách ly và xử lý kỷ rơm rạ trước khi xuống giống để hạn chế lúa bị thối rễ do ngộc độc hữu cơ.

Đối với diện tích lúa Hè Thu thu hoạch muộn có thể xuống giống ở khu vực có hệ thống đê bao kiên cố, điều kiện chủ động bơm, thoát nước tốt để hạn chế nước lũ gây ngập úng.

Bên cạnh đó, mùa mưa năm 2022 diễn biến rất phức tạp, cần tuyên truyền nông dân thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão khi quyết định xuống giống.

2. Một số biện pháp cần áp dụng

- Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu cần vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ ngay và đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 20 ngày trước khi gieo sạ để tránh ngộ độc hữu cơ. Có thể sử dụng nấm Trichoderma để phân hủy rơm rạ nhằm hạn chế thối rễ cho lúa.

- Sử dụng giống thích nghi mùa vụ, giống xác nhận, sạ thưa, sạ hàng với lượng giống <100 kg/ha hoặc cấy. Kết hợp đánh nhiều rãnh thoát nước để hạn chế ngập, úng.

- Có thể sử dụng một số giống có khả năng chống chịu trong điều kiện bất lợi do thời thiết ở vụ Thu Đông như: OM5451, OM18, OM6976, OM2517, OM4900,...

- Áp dụng các quy trình canh tác lúa tiên tiến như 3 Giảm 3 Tăng, 1 Phải 5 Giảm, ứng dụng IPM, công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại.

- Xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng, né rầy để hạn chế bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá xảy ra.

- Sau khi gieo sạ nếu rầy di trú vào ruộng thì đưa nước vào ngập “chảng ba” cây lúa để hạn chế rầy nâu chích hút và đẻ trứng.

- Hạn chế phun thuốc trừ sâu sớm trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây lúa, nhất là đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch, tránh sinh vật gây hại bộc phát ở giai đoạn sau.

* Một số lưu ý:

Đối với một số vùng có tập quán xuống giống lúa Thu Đông trễ so với khung thời vụ của tỉnh, cần kết thúc việc gieo sạ trước ngày 31/8/2022.

Tùy theo tình hình rầy nâu di trú vào đèn và tình hình thực tế về thời tiết, thủy văn của từng vùng; các địa phương theo dõi và quyết định để bố trí lịch thời vụ phù hợp trên địa bàn quản lý.

 Thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết và sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo sản xuất phù hợp tại địa phương nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh góp phần sản xuất vụ lúa Thu Đông 2022 đạt kết quả cao./.

(Đính kèm chi tiết Thông báo Về việc xuống giống lúa vụ Thu Đông năm 2022).

Ngô Văn Thống
Trung tâm Khuyến nông và DVNN

Ý kiến bạn đọc