25/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Tình hình dịch hại và khuyến cáo mới
Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh trên gia cầm vào mùa mưa
 1457
 13/10/2021
Hình ảnh: phối trộn thức ăn có bổ sung rau xanh và men vi sinh nhằm tăng sức đề kháng cho gà

Hình ảnh: phối trộn thức ăn có bổ sung rau xanh và men vi sinh nhằm tăng sức đề kháng cho gà

Khi bước vào mùa mưa (từ tháng 5-10 âm lịch) là những tháng dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Nhất là những tháng đầu và cuối mùa mưa, do đó khâu chăm sóc và phòng bệnh trên vật nuôi vào mùa mưa là yếu tố tiên quyết đến hiệu quả chăn nuôi của bà con.

 Gà là vật nuôi quen thuộc với người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Do đây là vật nuôi có giá trị kinh tế cao do cung cấp nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, có nhiều hình thức nuôi (nuôi nông hộ, qui mô công nghiệp). Tuy nhiên, đây là vật nuôi dễ bị tác động của môi trường, nhất là vào những tháng cuối năm. Do thời gian này nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự chệnh lệch cao, nếu người nuôi không thực hiện tốt trong khâu chăm sóc và phòng trị bệnh sẽ gây thiệt hại rất cao, tỉ lệ chết có thể lên đến 100%. Do đó việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho gà ăn uống vệ sinh, ăn đủ chất, thường xuyên vệ sinh chuồng trại thì người nuôi cần chú ý:

 - Trong xây dựng chuồng: gà vật nuôi dễ mẫn cảm với môi trường và ưa nắng nên khi thiết thiết kế chuồng trại cần tránh gió lùa và cho ánh nắng vào buổi sáng. Ánh nắng có thể có vai trò diệt một số mầm bệnh trong chất thải và giúp gà hấp thụ vitamin A tốt hơn, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra cao hơn. 

 - Trong khẩu phần ăn: bổ sung các loại thực vật, rau xanh cho gà là rất cần thiết, vì chúng chứa nhiều chất xơ giúp cho gà ổn định đường ruột và cung cấp nhiều vitamin thiết yếu. Hiện nay với sự phát triển khoa học công nghệ đã lai tạo ra nhiều loài thực vật làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm và thủy sản, trong đó có cây chè đại (Trichathera) là loại cây dễ trồng, tạo sinh khối lớn (năng xuất lá cao), có chứa nhiều dinh dưỡng (hàm lượng đạm >15 % chất khô, chất xơ > 20% và chứa các axít amin cần thiết…). Chất xơ đóng vai trò là chất nền để duy trì và phát triển hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Có nhiều hình thức bổ sung thực vật vào thức ăn cho gà: cho ăn trực tiếp, bổ sung dưới dạng bột khô, dạng nước (quay sinh tố) và ủ chua.

 - Trong khâu chọn phương thức sản xuất: việc dụng thực vật làm thức ăn bổ cho gà một cách thường xuyên, bền vững thì chọn phương thức nuôi là rất quan trọng, hiện nay nhiều người chăn nuôi áp dụng các mô hình như: gà thả vườn, nuôi gà sinh thái, nuôi theo chuỗi tuần hoàn (có thể áp dụng qui mô trang trại). Vì các phương thức sản xuất này có thể tận dụng diện tích vườn hoặc đất trống để trồng rau hoặc cây Trichathera làm thức ăn cho gà.

Tóm lại, việc ứng dụng cộng nghệ sinh học (men vi sinh) và bổ sung thực vật vào trong chăn nuôi là bước tiến đáng kể giúp nâng cao tỉ lệ sống, chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn của người dân. Trong đó liệu pháp để phòng bệnh tối ưu nhất là sử dụng các loại vacxin: dịch tả, tụ huyết trùng, Ecoli, Cúm, cầu trùng để phòng bệnh cho gà.

                                                         Hình ảnh: tận dụng bắp, tấm gạo, cây chè đại vào thức ăn cho gà

Hình ảnh: gà lớn có thể ăn trực tiếp rau xanh (chè đại)

         

Phan Khắc Huy
Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc