19/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Khoa học kỹ thuật - công nghệ
Huyện Long Mỹ: Quy trình kỹ thuật nuôi ong lấy mật
 502
 07/09/2022
Hình: Nơi đặt thùng nuôi ong lấy mật.

Hình: Nơi đặt thùng nuôi ong lấy mật.

Nuôi ong lấy mật nay trở thành một nghề mang lại hiệu quả cao cho người nông dân mà không đồi hỏi nhiều nhân công và vốn đàu tư, kỹ thuật nuôi ong đơn giản, phù hợp với mội lứa tuổi lao động, chi phí từ 25 – 50 triệu đồng có thể bắt đầu mô hình nuôi ong mật. Khởi điểm có thể nuôi ong khoảng 10 – 20 đàn trên diện tích 100 m2. Ngay trong năm đầu tiên có thể thu hoạch được mật và thuận lợi sang năm thứ 2 có thể phát triển qui mô đàn.

1. Đặc điểm sinh vật học của ong mật:

Trong đàn ong mật gồm có ong chúa – ong đực – ong thợ.

Ong mật là loài có tổ chức xã hội rất cao và chặt chẽ, chúng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Tổ ong là nơi bảo vệ đàn ong khỏi kẻ thù và các điều kiện tự nhiên bất lợi như mưa, nắng, gió. Ong mật xây từ 5 – 8 bánh tổ, trên 1 bánh tổ được phân chia các vùng khác nhau rõ rệt.

  • Vùng mật phía trên cùng 25 – 30 mm.
  • Vùng phấn 22 – 25 mm.
  • Vùng ấu trùng ong thợ khoảng 21 mm.
  • Vùng ấu trùng ong đực.
  • Vị trí các mũ chúa tự nhiên
  • 2.Lựa chọn điểm nuôi.

Trước khi nuôi ong cần phải khảo sát đặc điểm nơi đặc vị trí thùn nuôi ong đây phải là nơi có không gian rộng rãi, nơi đặt các thùn ong phải là nơi trung tâm ngậm mật và phấn hoa để ong tăng chuyến bay thu mật và giảm năng lượng cho một chuyến bay. Khoảng cách từ điểm đặt ong đến nguồn hoa từ 500 – 1.200 m, đối với từng loại nguồn hoa mà có thể ước lượng thùn ong có thể nuôi.

  • Cây nhãn to thì 2 cây đặt được 1 thùn ong.
  • Cây bạch đàn, tràm thì đặt 10 thùn/ha.

Dựa vào các đặc điểm đó có thể lựa chọn địa điểm nuôi thích hợp.

3.Chuẩn bị nội dung cụ cần thiết khi nuôi ong mật:

Gồm thùng ong, khung cầu và các dụng cụ nuôi ong khác.

Thùng nuôi ong và khung cầu được làm bằng cây khô không bị nức dễ bị thoát hơi nước như: cây tràm, bạch đàn… không dùng các loại cây có tẩm hóa chất. Thùn ong phải kín và có cửa sổ, cửa ra vào tránh để kẽ hở quá lớn khiến địch hại có thể xâm nhập. Người nuôi ong cần tới một số dụng cụ khác như: dụng cụ gác tầng, dụng cụ dùng để khai thác mật… Các dụng cụ này bà con có thể mua ở nơi chuyên sản xuất nuôi ong.

4.Cách bố trí thùn nuôi ong.

Đàn ong phải được sắp đặt ở nơi thoán mát, thùn ong được đặt dưới gốc cây hoặc dưới bóng cây trong vường nhà, mỗi chổ nuôi ong không vượt quá 60 đàn vì đảm bảo đủ lượng thức ăn cho đàn ong và phù hợp với công lao động bình thường.

Khoảng cách mỗi đàn ong là 1,5 – 2m, không nên đặt quá dầy và đặt thẳng hàng với nhau, tốt nhất bà con nên đặt thành từng cụm 3 – 4 thùn ong và quay cửa tổ về các hướng khác nhau để tránh ong cướp mật lẫn nhau. Thùn ong phải được kê cao từ mặt đất lên từ 40 – 50cm để tránh cóc, nhái ăn ong.

5.Quản lý giống ong.

* Chọn ong chúa:

- Khi bắt đầu nuôi ong nên chọn con giống đạt yêu cầu, đàn giống phải có nguồn gốc rõ ràng và cần chú ý đến đặc tính của loại ong.

- Đàn ong giống có tối đa là 3 cầu trở lên, khi ta nhất cầu ong lên thì ong thợ phải được phủ kín hai mặt của bánh tổ (hay còn gọi sáp) để đảm bảo ủ ấm cho ấu trùng và nó đều hòa được nhiệt độ, ẩm độ cho dàn ong để ấu trùng phát triển tốt nhất.

- Tiêu chí tiếp theo là bánh tổ phải có màu vàng sáng trên đó phải có đầy đủ mật, phấn, trứng và ấu trùng đều đó chứng tỏ đàn ong có ong chúa tốt.

- Tiêu chí tiếp theo là ong chúa phải trẻ. Ong chúa trẻ là trên mình có phủ một lớp long mịn và toàn thân ong chúa có màu nâu hoặc nâu đen. Nếu thấy ong chúa có màu nâu đen không có long tơ thì chứng tỏ là ong chúa đó đã già.

- Tiêu chí tiếp theo là đàn ong giống khỏe mạnh và không bị bệnh.

- Đối tượng của chọn giống là cả đàn ong, mặt dù ong thợ thể hiện toàn bộ đặc tính của đàn nhưng chúng không tham gia vào quá trình sinh sản, nhưng ngược lại ong chúa và ong đực không thể hiện đặc tính của đàn nhưng quyết định thế hệ sau của chúng là các ong thợ. Sức đẻ trứng của ong chúa là chỉ tiêu chính để đánh giá chất lượng của ong chúa, ong chúa đẻ trứng càng nhiều thì đàn càng đông quân và sản xuất mật được nhiều.

6. Chăm sóc đàn ong.

      - Cần phải thường xuyên kiểm tra đàn ong để có thể đánh giá và dự đoán các khả năng có thể xảy ra đối với đàn ong từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Việc kiểm tra diễn ra vào lúc 7 – 8h sáng khi ong đi làm nhiều kiểm tra đến đâu thì ổn định đàn đến đó.

      - Khi kiểm tra đàn ong cần chú ý các đặc điểm sau: Kiểm tra đàn ong hiền trước, đàn ong dữ sau. Không kiểm tra ong khi thời tiết xấu hoặc trời lạnh. Kiểm tra đàn ong khỏe trước, đàn ong yếu sau.

      - Khi kiểm tra đàn ong khi thấy có hiện tượng đong quân, quân chúng ra cả ván ngăn hoặc đàn ong tự cơi nới xây thêm lưỡi mèo thì lúc đó cần đưa bánh tổ mới vào để đàn ong có thể xây thêm.

      - Thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa trong tự nhiên do thực vật tiết ra khi nở hoa. Mật và phấn hoa thừa hay thiếu còn phụ thuộc vào tự nhiên vì vậy nếu thời điểm thiếu thức ăn thì phai cho ong ăn thêm. Có 2 loại thức ăn bổ sung đó là phấn hoa trộn với bột đậu nành với tỷ lệ 1:1, dùng nước lọc để trộn thức ăn và cho ong ăn 5 ngày 1 lần.

      * Lưu ý khi cho ong ăn tuyệt đối không cho ong ăn vào ban ngày mà nên cho ăn vào lúc chiều tối vì cho ăn ban ngày thì ăn cắn nhau.

      - Trong quá trình chăm sóc tùy thuộc vào thời tiết mà xử lý thích hợp nếu gặp thời tiết ôi bức có thể áp dụng biện pháp chống nóng, đặt thùn ong dưới bóng mát của cây, hiên nhà hoặc có thể phủ lên thùn ong lá cây hoặc bao xi măng…

      7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm ong mật.

      - Để tiên hành khai thác mật cần chuẩn bị dụng cụ như: thùn quay mật, dao cắt, lưới lọc, thao đựng mật… toàn bộ dụng cụ có thể tìm mua ở ở các cơ sơ nuôi ong trên thị trường.

      - Sau khi chuẩn bị các dụng cụ thì tiến hành lấy mật, cần phải có bình phun khói để tạo ra khói để xua đuổi ong để cho ong không tấn công. Khi quay mật cầu nào có ong chúa thì không quay mà tách riêng cầu đó ra. Chỉ quay mật với các cầu ong có độ bít nắp trên 70%, đối với những cầu ong mà chưa bít nắp đó là mật còn non, chất lượng mật kém, hàm lượng nước trong mật còn cao nên không quay.

      - Sau khi lấy khung cầu xong thì tiến hành dùng dao cắt bít nắp mật và xếp vào thùn quay mật.

      * Khi quay mật cần chú ý một số nguyên tắc sau:

      - Đàn ong bị bệnh thì quay sau cùng, nên quay mật đàn ong hiền trước, đàn ong dữ sau, nếu thời tiết xấu hoặc cuối vụ thì ngưng quay mật sớm để ong dự trữ. Khi phát hiện đàn ong bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật thì phải ngừng quay mật ngay để xử lý.

      - Mật sau khi đã thu hoạch sẽ lọc thật kỹ để loại bỏ sáp ong còn sót lại. Kết thúc quá trình lấy mật cần phải đưa cầu ong lại thùn ong để đàn ong tiếp tục phủ ấm và lấy mật về lổ tổ.

      - Bảo quản mật ong được tốt nên để mật ong trong chai thủy tinh, bình sứ hoặc tráng men. Mật ong phải được bảo quản trong kho thoán mát, khô ráo, sạch sẽ, tránh ánh sáng trực tiếp và đặc biệt không xếp chung mật ong với sản phẩm lạ ảnh hưởng xấu đến chất lượng mật ong.

Hồ Hoàng Tích
KNV Trạm KN huyện Long Mỹ

Ý kiến bạn đọc