29/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Khoa học kỹ thuật - công nghệ
Kinh nghiệm chiết nhánh nhãn Ido
 1185
 26/12/2019
Ảnh: Vườn ươm nhãn

Ảnh: Vườn ươm nhãn

Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường, cũng như đặt tính dễ trồng, ít sâu bệnh, nên cây nhãn Ido cũng dần được xem là một trong những loại cây ăn trái tiềm năng và cho hiệu quả cao tại xã Nhơn Nghĩa A.

Đến ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, ai ai cũng biết ông Diệp Văn Cầu nổi tiếng với việc chiết giống nhãn ido để bán. Với diện tích 0,1 ha nhãn Ido chuyên để chiết nhánh nhân giống, năm 2019 ông chiết bán khoảng 5.000 nhánh nhãn Ido giống, bán với giá 20.000đồng/nhánh, trừ đi chi phí ông còn lợi nhuận trên 72 triệu đồng trên năm.

Qua nhiều năm thực hiện chiết nhánh đạt kết quả cao, ông Cầu chia sẻ: Cây chiết có nhiều ưu điểm như mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, vì vậy khi chiết chúng ta phải chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, có phẩm chất tốt, ít sâu bệnh. Nếu chọn cây mẹ để chiết cành thì không thực hiện xử lý ra hoa, để trái (nếu có xử lý thuốc ra hoa, chiết cành giâm sẽ chậm phát triển). Chọn cành có đầy đủ lá, có màu xanh dợt, không sâu bệnh từ nửa tán cây trở lên ngọn.

Ảnh: Nơi giâm cây giống sau khi chiết

Khi nhánh chiết ra rễ có màu vàng nâu là có thể cắt đem giâm, trước khi giâm nhúng bầu cành chiết qua dung dịch Comcat 150WP, (gói 20g cho 10 lít nước). Nên chọn nơi để cây giâm phải kính gió và phải dùng màng nylon chùm lại, đến khoảng 20 ngày. Khi cây giâm được từ 20-30 ngày sẽ ra đọt non và sau 60 ngày có thể đem trồng. Nếu có điều kiện giâm thêm từ 3- 5 tháng đem trồng là tốt nhất vì cây đã phát triển ổn định.

Trương Văn Thảo
Khuyến nông xã Nhơn Nghĩa A, Châu Thành A

Ý kiến bạn đọc