17/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Khoa học kỹ thuật - công nghệ
Kinh nghiệm quản lý bệnh chổi rồng gây hại trên nhãn tiêu da bò
 954
 12/11/2018
Ảnh: Ông Tuấn bên vườn nhãn tiêu da bò

Ảnh: Ông Tuấn bên vườn nhãn tiêu da bò

Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với diện tích trên 1.389 ha. Trong đó, diện tích vườn cây ăn trái chiếm hơn 60% diện tích sản xuất nông nghiệp của xã. Hiện tại Nhơn Nghĩa A có khoảng 80% diện tích vườn cây ăn trái đang trong giai đoạn cho thu hoạch với các loại như: nhãn, cây có múi, vú sữa, dâu,….

Trong thời gian bệnh chổi rồng hoành hành các vườn nhãn tiêu da bò gây giảm năng suất, thì một số nhà vườn ở xã Nhơn Nghĩa A có kinh nghiệm quản lý và xử lý bệnh tốt cho năng suất khá ổn định. Qua nhiều năm tìm hiểu, thực hiện đạt kết quả tốt, Ông Lương Văn Tuấn, ấp Nhơn Ninh, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A chia sẻ kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, khi nhãn ra cơi tượt thứ nhất (vào khoảng giữa tháng 12 ) tiến hành cắt tỉa loại bỏ những cành bị nhiễm bệnh, và cành vô hiệu tạo sự thông thoáng toàn bộ khu vườn. Sau đó gom các cành đã cắt tỉa đem ra khỏi vườn và tiêu hủy.

Phun thuốc lần 1: Sau khi cắt tỉa xong đến cuối tháng 12 tiến hành phun các loại thuốc như: Cyperalpha 65cc/bình 25 lít + Alfamite 15EC 40ml/bình 25 lít phun ước đều trên thân cây, phun đồng loạt giáp diện tích vườn khi cây vừa mềm đọt có màu vàng cam.

Bón phân gốc lần 1: Sau phun 4 ngày, sử dụng lượng phân bón như: DAP 150g/gốc + Ure 150g+300g lân/gốc sau đó tưới nước liên tục 2 –4 ngày.

Thứ hai, khi nhãn ra cơi tượt thứ hai (cuối tháng 1) tiến hành cắt tỉa loại bỏ những cành bị nhiễm bệnh, và cành vô hiệu tạo sự thông thoáng toàn bộ khu vườn thêm lần nữa.

Phun thuốc lần 2: Sau khi cắt tỉa xong đến đầu tháng 2 tiến hành phun các loại thuốc như: tiến hành phun các loại thuốc như: Cyperalpha 63cc/bình 25 lít + Sword 60EC 25cc /bình 25 lít phun ước đều trên thân cây, phun đồng loạt giáp diện tích vườn khi cây vừa mền đọt có màu vàng cam.

Bón phân gốc lần 2: Khoảng ngày 10/2 sử dụng lượng phân bón như: DAP 150g/gốc + Ure 150g/gốc+200g lân sau đó tưới nước trên toàn bộ diện tích.

Thứ ba, khi nhãn ra cơi tượt thứ ba, tiến hành cắt tỉa loại bỏ những cành bị nhiễm bệnh, và cành vô hiệu tạo sự thông thoáng toàn bộ khu vườn thêm lần nữa.

- Phun thuốc lần 3: Sau khi cắt tỉa xong đến khoảng ngày 15/3 tiến hành phun các loại thuốc như: Cyperalpha 65cc/bình 25 lít + G.8 65cc+ Sword 60EC 25cc /25 lít phun ước đều trên thân cây, phun đồng loạt giáp diện tích vườn khi cây vừa mền đọt có màu vàng cam.

- Bón phân gốc lần 3: Khoảng ngày 20/3 sử dụng lượng phân bón như: DAP 250g/gốc + Ure 250g/gốc+300g lân sau đó tưới nước toàn bộ diện tích.

Thứ tư, xử lý ra hoa: chia ra làm 2 đợt:

a/ Đợt 1: Xử lý 70% số lượng cây trong vườn (xử lý 100 cây/145 cây)           

* Lần 1: - Cuối tháng 3 sẽ làm sạch cỏ và loại bỏ tàn dư thực vật, xung quanh gốc sau đó tiến hành xới lúp súp xung quanh gốc bán kính khoảng (1 – 1,5m) giáp diện tích vườn.

 - Đến khoảng ngày 3/4 sử dụng thuốc Clorat kali (KCLO3) pha loãng với nước tưới 500g/gốc (cây 12 năm tuổi) sau đó tưới nước 4 ngày liên tiếp cho đến khi xử lý lần 2.   

* Lần 2: - Đến ngày 10/4 sử dụng thuốc Clorat kali (KCLO3) pha loãng với nước tưới 100g/gốc sau đó tưới nước 2 ngày liên tiếp sau đó khoanh cành.   

- Vào khoảng ngày 12/4 tiến hành khoanh cành cây xử lý lần 1, nhưng phải chừa nhánh thở.

b/ Đợt 2: xử lý 30 % số cây còn lại (45 cây còn lại)

* Lần 1: Ngày 18/4 làm sạch cỏ và loại bỏ tàn dư thực vật, xung quanh gốc sau đó tiến hành xới lúp súp xung quanh gốc bán kính khoảng (1 – 1,5m) giáp diện tích vườn.                  

- Đến ngày 21/4 sử dụng thuốc Clorat kali (KCLO3) pha loãng với nước tưới 500g/gốc sau đó tưới nước 4 ngày liên tiếp cho đến khi xử lý lần 2.   

* Lần 2: - Đến ngày 28/4 sử dụng thuốc Clorat kali (KCLO3) pha loãng với nước tưới 100g/gốc sau đó tưới nước 2 ngày liên tiếp sau đó khoanh cành.   

- Vào khoảng ngày 30/4 tiến hành khoanh cành cây xử lý lần 2, nhưng phải chừa nhánh thở.

Thứ năm, Sau khi cây ra hoa:                      

- Phun thuốc lần 1: Vào ngày 5/5 tiến hành phun các loại thuốc như: Regent 5.SC 45ml/bình 25 lít + Bám dính+ Cyperalpha 5EC 65cc + Sword 60EC 25cc  phun ước đều trên thân cây, phun đồng loạt giáp diện tích vườn.

- Bón phân gốc: Ngày 10/5 thì sử dụng lượng phân bón như: URE 100g/gốc + NPK 16-16-8 200g/gốc +DAP 200g/gốc sau đó tưới nước liên tục 2 –3 ngày.

- Phun thuốc lần 2: Đến ngày 20/5 tiến hành phun các loại thuốc như: Regent 5.SC 45ml/bình 25lít + Ematin 6.0 EC 15ml/bình 25 lít + Cyperalpha 5EC 65cc/bình 25 lít phun ước đều trên thân cây, phun đồng loạt giáp diện tích vườn.

Thứ sáu, sau khi cây đậu trái:

- Bón phân gốc lần 1: Ngày 28/6 thì sử dụng lượng phân bón như: URE 100g/gốc + NPK 20-20-15 200g/gốc +DAP 100g/gốc sau đó tưới nước liên tục 2 –3 ngày.

- Phun thuốc lần 1: Ngày 29/6 tiến hành phun các loại thuốc như: G.8 25cc+Cyperalpha 5EC 65cc / bình 25 lít, phun đồng loạt trên toàn bộ diện tích vườn, khi trái vừa rụng nhị xong.

- Bón phân gốc lần 2: Ngày 15/7 thì sử dụng lượng phân bón như: URE 100g/gốc + NPK 20-20-15 200g/gốc +DAP 100g/gốc sau đó tưới nước liên tục 2 –3 ngày.

- Phun thuốc lần 2: Ngày 17/7 tiến hành phun các loại thuốc như: Regent 5.SC 45mi/bình 25 lít+ Cyperalpha 5EC+ G.8 65cc/bình 25 lít phun ước đều trên thân cây, phun đồng loạt giáp diện tích vườn.

- Bón phân gốc lần 3: Ngày 2/8 thì sử dụng lượng phân bón như: URE 100g/gốc + NPK 20-20-15 200g/gốc +DAP 100g/gốc sau đó tưới nước liên tục 2 –3 ngày.

- Phun thuốc lần 3: Ngày 3/8 tiến hành phun các loại thuốc như: Regent 5.SC 45mi/bình 25 lít+ Cyperalpha 5EC+ G.8 65cc/bình 25 lít phun ước đều trên thân cây, phun đồng loạt giáp diện tích vườn.

- Bón phân gốc lần 4: Ngày 16/8 thì sử dụng lượng phân bón như: URE 100g/gốc + NPK 20-20-15 200g/gốc +DAP 100g/gốc sau đó tưới nước liên tục 2 –3 ngày.

Với cách làm trên ông Tuấn đã quản lý tốt bệnh chổi rồng trên vườn nhãn của mình, giúp cây phát triển và cho năng suất ổn định. Ông cũng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cho nhiều hộ trồng nhãn trong khu vực, góp phần khôi phục và giữ vững diện tích trồng nhãn tiêu da tại địa phương.

Trương Văn Thảo
Khuyến nông xã Nhơn Nghĩa A, Châu Thành A

Ý kiến bạn đọc