25/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
TP: Vị Thanh: Thành công bước đầu từ mô hình nuôi dê sinh sản
 378
 27/07/2022
Chuồng nuôi dê của anh Diệp

Chuồng nuôi dê của anh Diệp

Trong những năm gần đây, việc trồng cỏ phát triển chăn nuôi dê được nông nông dân áp dụng phát triển mạnh, đặc biệt là các hộ chăn nuôi phát triển theo kiểu nhốt chuồng, nuôi dê sinh sản và dê thịt thương phẩm. Cỏ chủ yếu được bà con nông dân tận dụng trồng tại những mãnh đất trồng.

         Điển hình gia đình anh Nguyễn Thế Diệp ở khu vực 3, phường VII, thành phố Vị Thanh khởi nghiệp vào năm 2021 với mô hình chăn nuôi dê sinh sản. Ban đầu anh mua 20 con dê trong đó 01 con đực và 19 con cái.  Anh Diệp cho biết “Để nuôi dê đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật rất quan trọng từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, các bệnh thường gặp ở loài này trên các trang mạng xã hội và các hộ lân cận. Trong đó, việc xây dựng chuồng phải làm cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ có ánh nắng. Nếu dê sinh sản chú trọng đến khâu mang thai, chăm sóc. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc tốt  sau 8 – 9 tháng Dê sẽ bắt đầu sinh sản. Trong khoảng thời gian từ 18 -25 ngày sau sau khi phối giống, nếu dê cái không động dục trở lại, thì có khả năng đậu thai. Thời gian mang thai của dê dao động trong khoảng 145 – 157 ngày, trung bình mỗi năm đẻ từ 1,5 – 1,7 lứa/con/năm, mỗi lứa 1 – 3 con.

        Với diện tích chuồng 20m2/chuồng, anh ngăn làm 5 ô, vật dụng chủ yếu là gỗ tạp, mái lợp tol. Đặc biệt chuồng nuôi dê phải cao ráo, thoáng mát, cách 0,8 – 1,0m2 so với mặt đất và làm theo kiểu chuồng sàn. Các thanh gỗ lót sàn có khe hở để đảm bảo phân và nước thải rơi xuống. Vì dê không chịu độ ẩm nên chuồng dê phải đảm bảo thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn dê, từ năm 2021 đã chủ động trồng giống cỏ sả, cỏ voi vào những chỗ trống trong vườn. Anh cho biết thêm giống cỏ sả có năng suất và độ đạm thô cao nhất hiện nay, đây là giống cỏ lưu gốc lâu năm tái sinh mạnh, dễ trồng dễ chăm sóc, có khả năng chịu hạn và chịu lạnh tốt. Anh Diệp chia sẽ thêm mỗi ngày đàn dê của gia đình ăn khoảng 100 kg cỏ và các loại phụ phẩm khác. Nếu chỉ dựa vào nguồn cỏ, lá cây trong tự nhiên và nguồn phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp thì không đủ lượng thức ăn hàng ngày. Ngoài ra anh còn ủ các loại cỏ, cây bắp và thêm một ít rỉ mật đường vào để ủ chua,  để dành cho dê ăn hàng ngày, thời gian bảo quản kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Dê ăn loại thức này phát triển tốt và ít mắc bệnh về đường tiêu hóa và có mùi thơm lên men tự nhiên.

        Anh chia sẽ thêm sau một năm nuôi thử nghiệm dê Boer, hiện nay đàn dê của anh tăng lên được 20 con dê con. Anh nói hiện nay, thị trường tiêu thụ dê khá rộng, có nhiều thương lái đến tận chuồng để thu mua. Trọng lượng xuất chuồng từ 35 – 40kg/con, với giá từ 120.000 – 140.000 đồng/kg. Trong năm nay anh xuất chuồng được 15 con dê sau 9 tháng nuôi. Sau khi trừ các chi phí anh còn lời 20 triệu đồng và tận dụng nguồn phân để bón cho cỏ voi, cỏ sả và nuôi trùn quế.

         Với mô hình nuôi dê sinh sản bước đầu mang lại hiệu quả, tận dụng thời gian nhàn rỗi, làm việc tại chỗ, tận dụng nguồn cỏ dại và các phụ phế phẩm tại địa phương và góp phần phát triển kinh cho hộ gia đình.

Trần Thị Kim Cương
Trạm Khuyến nông Thành phố Vị Thanh

Ý kiến bạn đọc