25/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
Huyện Long Mỹ: Nhân rộng mô hình lúa cấy
 626
 01/07/2020
lúa cấy đang giai đoạn đẻ nhánh

lúa cấy đang giai đoạn đẻ nhánh

Hậu Giang là một tỉnh thuần nông, trong đó cây lúa là một cây trồng chủ lực chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Diện tích lúa mỗi năm của tỉnh.    

      Hậu Giang là trên 200.000ha và được canh tác vào 3 vụ chính: Đông xuân, Hè Thu và Thu Đông. Tuy nhiên, hiện nay mật độ gieo sạ của nông dân cụ thể: mật độ ≤ 100 kg/ha chiếm 5% diện tích, mật độ từ 100-150 kg/ha chiếm khoảng 47% diện tích, mật độ > 150 kg/ha chiếm 48% diện tích.

 Nếu toàn tỉnh gieo sạ hoặc cấy với mật độ 50kg/ha thì lượng lúa giống sẽ giảm được ít nhất 50 kg/ha với diện tích toàn tỉnh như thế thì giảm được lượng lúa giống gieo sạ cho bà con nông dân ít nhất là 13.000 tấn lúa giống mỗi năm và hạn chế đổ ngã, hạn chế được sâu bệnh hại từ đó góp giảm chi phí trong quá trình sản xuất lúa. 

 Hiện nay, giảm giống bằng phương pháp cấy máy, sạ thưa trên địa bàn huyện Long Mỹ còn rất hạn chế. Do đó, vụ lúa hè thu 2019, Trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang phân bổ thực hiện dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam” đã mang lại kết quả rất tốt cho người tham gia dự án cũng như khả năng nhân rộng trên địa bàn huyện.

Thực hiện dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang phân bổ cho huyện. Trạm  Khuyến nông huyện tiến hành các bước triển khai để thực hiện dự án. Qua đó, Trạm đã chọn được nông dân trong xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ để tham gia dự án với quy mô 72ha, có 37 hộ tham gia.

Với việc giảm lượng lúa giống đáng kể trong gieo sạ, đồng thời tiết giảm được nhiều khoản chi phí khác trong quá trình sản xuất, nên mô hình sử dụng máy cấy lúa được ngành chức năng, người dân đánh giá cao về tính hiệu quả. Theo đánh giá của người dân nơi đây, khi áp dụng mô hình máy cấy lúa không chỉ giúp nông dân giảm được lượng lúa giống, mà còn tiết giảm được nhiều mặt khác ngay đầu vụ như: bà con có thời gian chuẩn bị đất chu đáo hơn từ 10 đến 15 ngày trong thời gian làm mạ, quản lý được chất lượng mạ để đảm bảo điều kiện cấy. Bên cạnh đó còn kiểm soát được cỏ dại, ốc bươu vàng; cây lúa ít bị sâu bệnh, đổ ngã; tiết kiệm phân bón, dùng máy cấy lúa còn giảm tối thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh”. Hơn nữa, với cách làm truyền thống thì sẽ khó tìm người để thuê và sạ  đồng loạt, nhưng có máy cấy đỡ áp lực kiếm nhân công lao động trong thời buổi khó tìm như hiện nay. Ngoài ra, một chiếc máy cấy cộng với 2 người thì 2 giờ có thể cấy được 1ha, từ đó giúp cho công việc xuống giống của bà con được nhanh và đồng loạt hơn…

Điều đặc biệt là hiệu quả kinh tế mang lại của việc cấy lúa bằng máy cao gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống trước đây, chất lượng hạt giống đồng đều, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật sản xuất lúa giống, do đó lúa thu hoạch được công ty thu lại với giá lúa giống cao hơn lúa thương phẩm 500đồng/kg nên các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi.

Từ những lợi ích mà mô hình cấy lúa mang lại, trong vụ hè Thu năm 2020 bà con nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ đã nhân rộng mô hình cấy lúa lên 102.2ha. Bởi đây thực sự là phương pháp cấy lúa có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp sạ truyền thống. Bà con nông dân nên áp dụng rộng rãi hơn để tăng năng suất sản lượng lúa và hướng tới một nền nông nghiệp sạch, chất lượng gạo ngon hơn, sạch hơn và an toàn hơn với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Trương Thanh Phương
Trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ

Ý kiến bạn đọc