23/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
Châu Thành: Hiệu quả từ mô hình trồng ớt phục vụ thị trường tết
 1446
 02/02/2019
Ảnh: Mô hình trồng ớt màng phủ của chị Trần Thị Trúc Nhi

Ảnh: Mô hình trồng ớt màng phủ của chị Trần Thị Trúc Nhi

Mô hình chịu khó của chị Trần Thị Trúc Nhi - ngụ ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, đã chuyển đổi thành công mô hình trồng cây có múi (cam sành) bị dịch bệnh chuyển sang trồng cây rau màu ngắn ngày đạt hiệu quả trên 50 triệu đồng/ha/vụ.

Nói đến việc trồng cây ăn trái có múi cam sành, thì thời gian gần đây bà con nông dân đã lao đao bởi dịch bệnh vàng lá hoành hành, thị trường tiêu thụ trái cam sành cũng đã bị rớt giá làm cho nhiều bà con nông dân phải điêu đứng. Năm 2016, gia đình chị Trần Thị Trúc Nhi - ngụ ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, có diện tích 1,0 ha đã trồng cây cam sành sau gần một năm chăm sóc thì dịch bệnh vàng đầu đã gây hại toàn bộ vườn, gia đình chị phải đốn bỏ, bao nhiêu vốn liếng không còn nữa, gia đình lâm vào khốn khó. Vào năm 2017 đến nay vợ chồng chị chuyển sang trồng cây rau màu ngắn ngày nhằm cải tạo lại đất, tăng thu nhập phục hồi nguồn vốn để mua lại giống cây ăn trái khác trồng lại 1,0 ha vườn của mình.

Vào tháng 8 năm 2018, Chị bàn với chồng chị mạnh dạn xuống giống được 7.000 cây ớt sừng trâu vàng, giống của Thái lan với diện tích 0,3 ha, phương pháp trồng trên màng phủ nông nghiệp. Sau khi trồng được 3 tháng cây ớt bắt đầu cho thu hoạch, đến nay là giai đoạn thu hoạch rộ, cứ cách một ngày chị phải thuê thêm nhân công để thu hoạch, bình quân 300kg/lứa, hiện tại giá bán từ 23.000 đồng đến 25.000 đ/kg, cho thu nhập bình quân 7 triệu đồng/lứa. Theo ước tính vụ ớt này chỉ tính đợt trái cổ trái thứ nhất khoảng 7 - 8 tấn trái, sau khi trừ chi phí khoảng 20 triệu đồng, mô hình sẽ cho thu nhập trên 150 triệu đồng. Bên cạnh đó, diện tích 0,7 ha còn lại, vợ chồng chị đang trồng cây dưa hấu để bán vụ tết Nguyên đán năm 2018, cũng đang hứa hẹn một vụ mùa bội thu để gia đình vui xuân đón tết sum vầy.

Ảnh: Chị Trần Thị Trúc Nhi - đang thu hoạch ớt 

Ảnh: Chị Trúc Nhi - thuê thêm lao động thu hoạch ớt

Chị Trúc Nhi chia sẻ: Đối với giống ớt này so với các giống khác thì giá không cao, tuy nhiên giống ớt sừng vàng này dễ trồng, ít sâu bệnh và kết hợp với màng phủ nên chi phí đầu tư phân bón, công chăm sóc, công tưới rất thấp. Theo chị Trúc Nhi, sau vụ dưa, ớt này chị sẽ trồng lại cây bưởi năm roi, nhằm khôi phục lại diên tích bưởi năm roi cho gia đình, vì gia đình xưa nay đã vươn lên khá giàu cũng từ cây bưởi năm roi.

Đây là mô hình chuyển đổi rất thành công từ đó góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, rút ngắn thời gian cải tạo đất vườn cũ để chuyển sang vùng cây ăn trái, nhằm phục hồi lại vườn Bưởi năm roi là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao của địa phương. Mô hình này chúng ta cần khuyến khích để nhân rộng./.

Thái Ngọc Sang
Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành

Ý kiến bạn đọc