25/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động khuyến nông trong tỉnh
Kết quả triển khai Mô hình “Chuỗi sản xuất Nông nghiệp tuần hoàn”
 412
 31/10/2022

Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất tăng lợi nhuận, trong đó phụ phế phẩm trong nông nghiệp và sinh hoạt được tận dụng để phục vụ các đối tượng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn như một phương tiện để đưa các sinh kế bền vững về kinh tế và môi trường đến với các hộ tham gia mô hình.

Thực hiện kế hoạch số 55/KH-TTKN&DVNN ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Trung tâm Khuyến nông và DVNN Hậu Giang triển khai Mô hình: Chuỗi sản xuất Nông nghiệp tuần hoàn. Tổng kinh phí: 2.302.286.250 đồng (NSNN: 1.220.000.000 đồng và đối ứng: 1.082.286.250 đồng).

Đã chọn được 16 hộ tham gia thực hiện mô hình theo hình thức tuần hoàn, cụ thể: TP Vị Thanh (4 hộ), Thị xã Long Mỹ (2 hộ), huyện Vị Thủy (2 hộ), huyện Châu Thành (2 hộ), huyện Châu Thành A (1 hộ), huyện Phụng Hiệp (2 hộ) và Huyện Long Mỹ (3 hộ). Ưu tiên hộ là thành viên của HTX hoặc Tổ hợp tác. Phải có vốn đối ứng theo yêu cầu của mô hình (50% con giống, vật tư…). Có nhân công lao động, cam kết áp dụng theo quy trình kỹ thuật khuyến cáo, yêu cầu của mô hình đưa ra.

Công tác triển khai mô hình đã thực hiện: Khảo sát hiện trạng và nắm bắt nhu cầu của nông dân. Chọn hộ, thẩm định hộ, tập huấn (7/7 cuộc), cấp phát giống và vật tư (Cấp giống: 550 cây mít + 300 cây mãng cầu;Dê giống: 7 con dê đực và 70 con Dê cái;  Bò giống: 46/56 con; cá Trê giống: 40.000 con; Heo giống; 10 con heo thịt, 10 con heo cái hậu bị). Theo dõi mô hình, tổ chức hội thảo, tổng kết theo kế hoạch đề ra.

Các nội dung cụ thể trong thực hiện chuỗi mô hình Nông nghiệp tuần hoàn:

 1. Nhóm Nuôi Bò + (Trồng cỏ/cây ăn trái/rau màu) + nuôi trùn quế + nuôi (Cá/Lươn/vịt)

- Hình thức tuần hoàn: Nuôi bò; lấy phân bò nuôi trùn quế, lấy trùn quế làm thức ăn cho Lươn, Vịt thịt, nuôi cá. Phân trùn quế làm phân bón cho cỏ và trồng rau, màu, cây ăn trái.

2. Nhóm nuôi Dê + ủ phân hữu cơ/Biogas +Trồng mít/Mãng cầu xiêm + nuôi cá

- Hình thức tuần hoàn: Hộ đang trồng mít, phần mít loại thải (xơ đen) làm thức ăn cho dê, phân dê ủ với rơm, cỏ khô làm phân bón cho mít; chuồng dê nuôi trên sàn, dưới mương nuôi cá Tai tượng và cá tra; thức ăn và nước tiểu của dê thải xuống mương, hạn chế ô nhiễm môi trường.

3. Nhóm nuôi heo nái/thịt - Biogas – ủ phân hữu cơ/nuôi cá – Trồng mai/cây ăn trái

- Hình thức tuần hoàn: Nuôi heo, phân heo thải qua hầm Biogas; nước thải của Biogas được đưa ra mương nuôi cá Trê, Sặc Rằn, phần chất gắn biogas được tận dụng ủ phân hữu cơ làm phân bón cho cây Mai và cây ăn trái.

Kết quả mong đợi của Mô hình: (1) Sản lượng các sản phẩm trong chuỗi kinh tế nông nghiệp tuần hoàn đạt được lợi nhuận cao hơn 10% so với mô hình truyền thống bên ngoài mô hình. (2) Tận dụng phụ phế phẩm của một số đối tượng làm giảm (ít nhất 30%) chỉ phí đầu vào cho một số đối tượng còn lại trong chuỗi tuần hoàn để tăng lợi nhuận cho cả mô hình. (3) Mô hình được nhân rộng ít nhất 5 hộ dân trong tỉnh. (4) Cải thiện môi trường tốt hơn, đảm bảo ATVSTP.

Trong quá trình triển khai thuận lợi là được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Ban Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và DVNN và Trạm Khuyến nông TP Vị Thanh phối hợp tốt về việc chọn hộ tham gia đủ số lượng và đúng đối tượng. Bên cạnh đó, do vốn đối ứng khá lớn cho một mô hình nên khâu chọn hộ cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, hiện tại các mô hình đang được thực hiện tốt đúng theo quy trình kỹ thuật đề ra và cũng là nơi để tuyên truyền nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh và là điểm tham quan mô hình chuỗi Nông nghiệp tuần hoàn cho các đoàn khách tham quan.

Nguyễn Hoàng Chiến
Trung tâm Khuyến nông và DVNN Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc