29/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động khuyến nông trong nước
Hội thảo sơ kết dự án khuyến nông Trung ương "Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long"
 772
 28/11/2022
Quang cảnh buổi hội thảo sơ kết dự án

Quang cảnh buổi hội thảo sơ kết dự án

Ngày 17/11/2022, tại Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo sơ kết dự án khuyến nông Trung ương "Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐĐBSCL" cho các tỉnh tham gia dự án là Tiền Giang, Sóc Trăng và Hậu Giang với hơn 40 đại biểu tham dự. Riêng tại Hậu Giang có 10 đại biểu là cán bộ phụ trách mô hình và nông dân tham gia thực hiện dự án các năm 2020, 2021 và 2022 trên địa bàn tỉnh.

Tại viện lúa ĐBSCL có tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL - Chủ nhiệm dự án tham dự. Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe cán bộ tham gia dự án của Viện lúa ĐBSCL báo cáo lại kết quả dự án triển khai tại các tỉnh trong 03 năm (từ năm 2020 - 2022). Báo cáo viên cũng cho biết rằng việc ứng dụng cơ giới hóa mà đặt biệt là khâu gieo cấy là xu hướng tất yếu trong canh tác lúa với những ưu điểm và những lợi ích to lớn mà đặc biệt là giảm lượng giống gieo sạ, giảm sâu bệnh hại, giảm chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Cũng chính vì thế mà  Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ phát động về cơ giới hóa khâu gieo cấy được diễn ra tại Hậu Giang vào cuối năm 2019 cho các tỉnh ĐBSCL.

Cũng theo báo cáo viên, Để hưởng ứng tốt lễ phát động, Viện lúa ĐBSCL đã xây dựng và thực hiện dự án khuyến nông Trung ương "Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐBSCL". Đến nay, qua ba năm triển khai và thực hiện những hoạt động của dự án cơ bản đã hoàn thành với kết quả triển khai đến thời điểm này gần như đạt được những mục tiêu mà dự án đề ra là giúp người nong dân vùng ĐBSCL nâng dần tỉ lệ diện tích ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy nhằm góp phần giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, giúp chất lượng hạt lúa tốt hơn, bán được giá cao, hạn chế được nhiều rủi ro do thời tiết mang lại. Qua đó, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân, hướng tới việc canh tác lúa ngày càng bền vững hơn. Bên cạnh đó, dự án còn thúc đẩy nên quá trình hình thành dịch vụ mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa. Đây là xu hướng tất yếu để tiến tới nền công nghiệp trong nông nghiệp, phân công rõ ràng trong tất cả các khâu để ngày càng chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Đồng thời, việc hình thành dịch vụ mạ khay, máy cấy cũng đã góp phần vào giải quyết việc làm cho lao động địa phương, giúp địa phương ổn định về trật tự xã hội. Thêm vào đó, việc ứng dụng những biện pháp cấy thưa 50kg giống/ha kết hợp với kỹ thuật canh tác tiên tiến mới mà dự án chuyển giao đã góp phần vào việc giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên đã tác động lớn đến hiệu quả về môi trường. Đây cũng là những mặt thành công lớn về xã hội, môi trường của dự án đem lại cho địa phương.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL - Chủ nhiệm dự án tham dự mong muốn các địa phương và nông dân các tỉnh tham gia dự án tiếp tục duy trì và nhân rộng kết quả dự án vào trong sản xuất trong thời gian tới nhằm giúp ngành nông nghiệp địa phương nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa và đồng thời góp phần hướng đến việc sản xuất ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm dần thay thế sức lao động chân tay, đặc biệt là giảm được lượng giống trong khâu gieo cấy để là tiền đề giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng đến ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam nâng cao thu nhập và ngày càng bền vững hơn./.

Triệu Quốc Dương
Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc