25/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Tình hình dịch hại và khuyến cáo mới
Tình hình sinh vật hại lúa (Từ ngày 27/02/2018 đến ngày 5/03/2018)
 453
 06/03/2018

Lúa Đông Xuân 2017-2018 xuống giống được 77.917 ha, hiện nay đã thu hoạch 881ha, ước năng suất đạt 6,56 tấn/ha, các trà lúa hiện nay đang ở giai đoạn đẻ nhánh đến trổ chín, dự kiến nông dân sẽ thu hoạch rộ từ ngày 05/03/2018 trở về sau. Trong tuần có 6.473,2 ha nhiễm sinh vật gây hại (717,1 ha so với tuần trước) gồm các đối tượng gây hại như: Rầy nâu: 1.632 ha, mật số 750 - 7.000 con/m2, tuổi 4 - 5 và rầy trưởng thành; trong đó có 15 ha nhiễm mật số cao từ 5.000 - 7.000 con/m2 trên trà lúa đòng trổ ở huyện Long Mỹ, diện tích còn lại đa số nhiễm nhẹ phân bố hầu hết ở các huyện, thị, thành; Sâu cuốn lá nhỏ: 345 ha; Chuột: 407,8 ha; Đạo ôn lá: 717 ha, tỷ lệ 5 - 15% ; Đạo ôn cổ bông: 582 ha, tỷ lệ 3 - 5%; Bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá: 272 ha; Bạc lá: 1.055 ha, tỷ lệ 10 - 50% lá; Lem lép hạt: 1.183 ha. Ngoài ra trong hệ sinh thái đồng ruộng còn xuất hiện một số sinh vật gây hại khác như: khô vằn (115 ha), vàng lá chín sớm (74 ha), sâu đục thân (70 ha), bọ trĩ (20 ha), sâu keo (0,4 ha),... nhưng gây hại không đáng kể. Các đối tượng sinh vật xuất hiện gây hại trên đều được nông dân chủ động phòng trừ, khống chế mật số và tỷ lệ gây hại bảo vệ năng suất lúa.

Thời tiết nắng mưa đan xen như hiện nay, sáng sớm có nhiều sương mù, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn đây điều kiện thời tiết như trên sẽ thuận lợi cho một số sinh vật phát triển, gây hại trên lúa như: Rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá, lem lép hạt và bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá vẫn còn tiếp tục gây hại trong thời gian tới.       

Cán bộ ngành Bảo vệ thưc vật phối hợp cùng nông dân thường xuyên thăm đồng kiểm tra sinh vật gây hại, kiểm tra mật số rầy nâu và bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá. Tăng cường tập huấn hướng dẫn người dân các biện pháp quản lý và phòng trừ dịch hại trên lúa. Đồng thời khuyến cáo người dân sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân 2017 - 2018 không nên đốt đồng nếu có điều kiện nên thu gom rơm rạ hoặc cày vùi xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Trichoderma, tuân thủ thời gian cách ly trước khi xuống giống vụ Hè Thu 2018./.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc