25/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Tình hình dịch hại và khuyến cáo mới
Tình hình sinh vật hại (Từ ngày 23/01/2017 đến ngày 29/01/2018)
 287
 26/01/2018

Hiện nay lúa Đông Xuân 2017-2018 đã xuống giống được 77.624 ha, lúa đang ở hầu hết các giai đoạn, đa số vẫn là giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng. Trong tuần theo ghi nhận có 4.147,4 ha nhiễm sinh vật gây hại (giảm 4.638 ha so với tuần trước) gồm các đối tượng gây hại như: Rầy nâu: 1.224 ha, mật số 750 - 3.500 con/m2, tuổi 3 - 5, bọ trĩ: 629 ha, sâu cuốn lá nhỏ: 194, chuột: 257 ha, Đạo ôn lá: 1.605 ha, Bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá: 101,4 ha, chủ yếu là nhiễm nhẹ tỷ lệ 3 - 5% (cá biệt có 26,4 ha nhiễm  nặng) trên diện tích cũ của huyện Long Mỹ. Ngoài ra trong hệ sinh thái đồng ruộng còn xuất hiện một số sinh vật gây hại khác như: Ốc bươu vàng (88), sâu đục thân (11) và bệnh bạc lá (38), ... nhưng gây hại không đáng kể. Các đối tượng sinh vật gây hại xuất hiện trên đều được nông dân chủ động phòng trừ, khống chế mật số và mức độ gây hại nên không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Dự báo trong tuần tới không khí lạnh vẫn tiếp diễn, sáng sớm có nhiều sương mù là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh đạo ôn và vi khuẩn gây bệnh bạc lá, bên cạnh đó rầy nâu sẽ gia tăng mật số, cường độ chích hút gây hại mạnh do đa số rầy ở độ tuổi 3 - 5 và sẽ có lứa rầy cám nở gối lứa, vì vậy nông dân cần thường xuyên thăm đồng kiểm tra và phát hiện sớm sinh vật gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Cán bộ Bảo vệ thực vật cần thường xuyên thăm đồng hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn lá nên chọn những loại thuốc đặc trị và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi phun trừ, đồng thời khuyến cáo nông dân không nên bón dư thừa phân đạm sẽ rất dễ phát sinh sâu bệnh gây hại về sau./.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc