28/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Phổ biến chính sách mới
Thông tư 18/2020//TT-BNNPTNT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành Khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng
 1486
 03/01/2021
Ngày 28/12/2020 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 18/2020//TT-BNNPTNT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành Khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng. Thông tu này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/02/2021.

Theo đó Thông tư gồm 5 chương, 16 điều qui định cụ thể về các vấn đề liên quan đến các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành Khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng.

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng.

Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

  1. Viên chức chuyên ngành khuyến nông thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về khuyến nông làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành nông nghiệp và phát triên nông thôn có chức năng, nhiệm vụ về khuyến nông.

  2. Viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về lâm nghiệp làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.

Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông và chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng

1. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông

  1. Khuyến nông viên chính (hạng II)                         Mã số: V.03.09.25.

  2. Khuyến nông viên (hạng III)                                  Mã số: V.03.09.26.

  3. Kỹ thuật viên khuyến nông (hạng IV)                    Mã số: V.03.09.27.

2. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng

  1. Quản lý bảo vệ rừng viên chính (hạng II)            Mã số: V.03.10.28.

  2. Quản lý bảo vệ rừng viên (hạng III)                     Mã số: V.03.10.29.

  3. Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng (hạng IV)       Mã số: V.03.10.30.

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

  1. Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

  2. Tâm huyết với nghề, tích cực, trung thực, khách quan thực hiện hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, phổ biến kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

  3. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng quy chế, nội quy của đơn vị, của ngành.

  4. Có tinh thần đoàn kết, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.

  5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khuyến nông viên chính - Mã số: v.03.09.25

* Nhiệm vụ

1. Đề xuất, xây dựng hoặc tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án, định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông, chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; tham gia xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông.

2. Chủ trì xây dựng các văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ vê khuyên nông; báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động khuyến nông.

3. Chủ trì hoặc tham gia triển khai thực hiện các dự án, kế hoạch, nhiệm vụ về khuyến nông (đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình, tư vấn và dịch vụ về khuyến nông).

4. Tham gia hoạt động họp tác quốc tế về khuyến nông.

5. Tham gia kiểm tra, đánh giá hoạt động về khuyến nông.

6. Theo dõi, phụ trách hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo địa bàn, lĩnh vực được phân công.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về khuyến nông.

2. Nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông liên quan đến vị trí việc làm.

3. Có phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, có kỹ năng làm việc nhóm phù hợp với vị trí việc làm.

4. Có kinh nghiệm và hiểu biết về tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

5. Đã chủ trì, chủ nhiệm hoặc tham gia dự án, nhiệm vụ khuyến nông cấp trung ương, địa phương hoặc đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện.

6. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

1. Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.

2. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính.

* Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính phải có thời gian giữ chức  danh nghề nghiệp khuyến nông viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 02 năm 2021.

(Đính kèm chi tiết Thông tư 18/2020//TT-BNNPTNT)

Ngô Văn Thống
Trung tâm Khuyến nông và DVNN

Ý kiến bạn đọc