28/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Khoa học kỹ thuật - công nghệ
Một số kiểu tưới và cách lắp đặt vận hành hệ thống tưới cho vườn cây ăn trái
 1218
 04/05/2022
Hệ thống tưới tự động ứng dụng công nghệ cao điều khiển từ xa

Hệ thống tưới tự động ứng dụng công nghệ cao điều khiển từ xa

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung đều bị ảnh hưởng bởi tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, xâm nhập mặn sẽ làm cho nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, cây trồng cần có nước ngọt để sinh trưởng và phát triển cho năng suất. Vì thế, tiết kiệm nước là giải pháp giúp cho cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Sau đây là một số kiểu tưới và cách lắp đặt vận hành hệ thống tưới để tiết kiệm nước tưới cho cây trồng.

I. Một số kiểu tưới

Hình. Hệ thống tưới tự động ứng dụng công nghệ cao điều khiển từ xa

 

Hình. Hệ tưới bằng động cơ diesel

 

Hình. Hệ thống tưới tự động bằng ống cứng

 

Hình. Hệ thống tưới tự động ống mềm

II. Cách lắp đặt vận hành hệ thống tưới vườn cây ăn trái

1. Khảo sát bước đầu

1.1. Diện tích vườn

Xác định diện tích sẽ lắp đặt đặt hệ thống giúp chúng ta có quy hoạch tổng thể, cái nhìn tổng quan về việc bố trí nguồn nước, đường ống chính, cũng như nhà điều hành/ trạm bơm sao cho thuận tiện nhất.

VD: Lấy diện tích mẫu để thiết kế hệ thống là 100m x 100m = 10.000 m² (01ha)

1.2. Số gốc, khoảng cách trồng

Nắm được tổng số gốc cây sẽ trồng, ta sẽ tính toán được số lượng béc tưới cũng như các phụ kiện kèm theo như khởi thủy 5 ly, dây dẫn béc vào gốc, cây đỡ béc.

VD: Với khoảng cách trồng 4m x 4m (Cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m). Ta có tổng là 625 gốc (25 cây/ hàng x 25 hàng).

1.3. Nguồn nước

Nguồn nước của khu tưới có thể là: giếng khoan, ao, hồ, sông, mương nước… Cần đánh giá vị trí, trữ lượng nguồn nước có phù hợp để đáp ứng cho hệ thống tưới hay không (có cần mở rộng, thiết kế thêm nguồn nước phụ, nguồn nước trung gian hay không).

VD: Giả sử nguồn nước ao, hồ đã có sẵn tại vườn, và khả năng trữ nước ổn định.

1.4. Địa hình

Nắm được địa hình của khu đất, bao gồm các yếu tố: cao độ (độ bằng phẳng), mương liếp cắt xẻ, lối đi chăm sóc, đường nội bộ… từ đó bố trí đường ống chính cũng như vị trí các van khóa phân khu sao cho phù hợp.

VD: Ở đây ta sẽ chọn địa hình bằng phẳng, các yếu tố mương, liếp cắt xẻ không đáng kể.

1.5. Yêu cầu vận hành khu tưới

Một lần vận hành tưới hết hoặc 1/2, 1/4 diện tích.

Lưu lượng nước/gốc phải đạt bao nhiêu Lít/lần tưới.

Yêu cầu về thời gian tưới bao lâu.

=> Dựa vào yêu cầu vận hành, ta có cơ sở để cân nhắc lựa chọn máy bơm và đường ống chính, béc tưới. Qua đó cân đối được chi phí đầu tư hệ thống.

2. Kết quả xử lý

2.1. Đường ống chính PVC 90mm

Ống chính đặt giữa vị trí khu đất để đảm bảo áp lực tưới được phân bổ đồng đều. Đối với trường hợp khu tưới rộng lớn (trên 1ha), nên hạn chế trường hợp thiết kế đường ống dài quá 100m cho mỗi khu tưới.

2.2. Đường ống nhánh ống mềm LDPE 20 mm

Mỗi hàng 50 m = 13 cây. Lưu lượng cố định (max) 60L/giờ x 13 cây = 0,78 m3

2.3. Béc tưới

Béc phun mưa tại gốc, chống côn trùng. Lưu lượng cố định (max) 60L/giờ. Bán kính phun 0,5 – 2m.

2.4. Máy bơm

Lựa chọn công suất máy bơm dựa trên tổng lưu lượng cần trong một lần tưới. Trong ví dụ trên, yêu cầu vận hành đưa ra là tưới một lần hết diện tích 01 ha với 625 gốc (béc).

Tổng lưu lượng ta tính toán được ở mục Ống chính PVC = 37,5 m³

=> Lưu lượng (Q max) máy bơm = 37,5m³ + 10% tổn thất áp (do nước lưu thông qua các vị trí co, tê, van khóa… bị mất áp do hiện tượng ma sát) = 41,25 m³

=> Vậy, ta nên lựa chọn máy bơm có Q(max) ≥ 41,25m³, và cột áp H(max) ≥ 20m (với địa hình bằng phẳng và vị trí nguồn nước - trạm bơm đặt ngay tại vườn)

2.5 Yếu tố khác

Có nguồn điện 1 pha 220V.

Lọc thô bằng lưới mùn và lọc tĩnh bằng bộ lộc đĩa để lọc bụi từ nước.

Lê Châu Tứ
Trung tâm Khuyến nông và DVNN

Ý kiến bạn đọc