17/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Khoa học kỹ thuật - công nghệ
Một số giải pháp hạn chế thiệt hại do hạn- mặn cho cây trồng
 2442
 28/02/2019
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thị xã Long Mỹ có diện tích lúa cả năm 23.429,74ha, diện tích cây ăn trái 2.110,50ha, diện tích trồng màu 2.275,91ha (số liệu năm 2018). Trong mùa khô 2015 – 2016, thị xã Long Mỹ nói chung và các tỉnh bạn nói riêng điều bị ảnh hưởng của hạn-mặn. Chính vì vậy, việc đối phó với hạn-mặn luôn là mối quan tâm lớn của các cấp, các ngành và nông dân.

Bên cạnh các biện pháp lớn như quy hoạch vùng sản xuất, hệ thống thủy lợi, chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng…thì các giải pháp kỹ thuật nhằm giúp người sản xuất có thể ứng phó kịp thời, chủ động nhằm hạn chế tổn thất do hạn-mặn là hết sức cần thiết.

1.  Đôi nét về khả năng chống chịu của cây trồng

- Lúa chịu mặn tối đa khoảng 4/1.000. Tuy nhiên lúa rất nhạy cảm, giảm khả năng chống chịu mặn vào giai đoạn trổ đến ngậm sữa.

- Nhóm rau ăn lá, gia vị, cây đặc sản vùng ngọt như sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, khả năng chống chịu mặn kém, khi độ mặn khoảng 1/1.000 đã có những ảnh hưởng nhất định về mặt sinh trưởng-phát triển như cháy lá, rụng bông…

- Một số cây rau màu khác như bắp, cà, ớt, bầu, bí… cũng có khả năng chống chịu độ mặn khoảng 2-3/1.000 trong thời gian ngắn.

- Các cây trồng như dừa, chuối, mía có thể chịu được độ mặn trên 5/1.000 nhưng nhìn chung năng suất bị giảm, cây sinh trưởng chậm lại.

Sự phân nhóm trên chỉ mang tính tương đối vì còn lệ thuộc vào từng loại giống, tuổi cây, chế độ chăm sóc, đất trồng, thời gian nhiễm mặn…

2. Tác hại của nhiễm mặn đối với cây trồng

Đối với cây ăn trái: khi bị nhiễm mặn sẽ làm cho cây không hút được nước, không hấp thu được dinh dưỡng, nếu bị nặng sẽ làm cây bị ngộ độc, cây héo và chết.

Đối với cây lúa:

- Khi độ mặn ở mức 0.1‰ thì năng suất lúa giảm còn 90%

- Khi độ mặn ở mức 1‰  năng suất lúa  còn 88%.

- Khi độ mặn ở mức 2‰ năng suất lúa còn 60%.

- Khi độ mặn > 3‰ thì mạ, lúa đều chết.

Đối với rau màu

Nhóm mẫn cảm với nồng độ mặn chưa tới 1‰: Rau cải các loại.

Nhóm chịu mặn trung bình 2-3‰ như: Cà chua, ớt, bầu bí

3. Các giải pháp hạn chế tác hại của mặn đến cây ăn trái:

- Đối với vùng bị nhiễm mặn trên 3‰ tuyệt đối không xuống giống

- Đối với vùng bị nhiễm mặn dưới 3‰ có thể xuống giống và cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau: Sử dụng giống ngắn ngày:OM 5451,OM 2617…Tranh thủ nguồn nước ngọt cho 3lần bón phân, thời kỳ trổ, khi có nước ngọt phải tranh thủ rửa mặn. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, các dạng phân chống thất thoát đạm

Về kỹ thuật làm đất cần:

- Cày phơi đất khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn.

- Chan bằng mặt ruộng để quản lý nước, phân bón

- Áp dụng mô hình sản xuất hiệu quả: Kỹ thuật sản xuất SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sạ hàng,…

- Quản lý nước tưới: áp dụng phương pháp ngập khô xen khẽ,quản lý nước tưới theo nhu cầu cây trong từng giai đoạn sinh trưởng vừa giảm chi phí, tiết kiệm phân bón và nước tưới, tăng sức chống chịu sâu bệnh, giảm hiện tượng ngộ độc hữu cơ và hạn chế lúa đỗ ngã, làm tăng hiệu quả sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính.

- Củng cố hệ thống đê bao trong vườn được chắc chắn để tránh nước rò rỉ, xâm nhập vào vườn.

- Dự trữ nước ngọt trong mương để tưới cho những tháng nước mặn.

- Thiết kế hệ thống tưới tự động để tiết kiệm nước và chủ động nước tưới trong vườn cây ăn trái, rau màu

Hình: thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm cho cây trồng

Hình: gắn hệ thống tưới tiết kiệm cho rau màu

- Cần chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô,…) để phủ gốc để giữ ẩm cho cây.

- Cắt tỉa cành, tạo tán gon để hạn chế thoát hơi nước.

- Tủ rơm để hạn chế bốc thoát hơi nước

- Họp dân tuyên truyền về tình hình xâm nhập mặn. Nạo vét kênh mương, xuống đập thời vụ…

- Thường xuyên kiểm tra độ mặn

Hình: thường xuyên kiểm tra độ mặn để có biện pháp khắc phục kịp thời

Bùi Bích Ngọc
Trạm Khuyến Nông TX Long Mỹ

Ý kiến bạn đọc