26/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
Phụng Hiệp: Làng nghề vót đũa Tân Long cho thu nhập ổn định
 1172
 20/07/2020
Ảnh: chị Khoa đang làm đũa tre

Ảnh: chị Khoa đang làm đũa tre

Cây tre từ lâu gắn bó với người dân Miền Tây, tre dùng để cất nhà, giường tre hay dùng trong sản xuất nông nghiệp, hiện nay cây tre còn để làm đũa dùng cho cuộc sống hằng ngày.

Dọc theo tuyến Kênh Xáng Nàng Mau đến với ấp Phụng Sơn B, Xã Tân Long có xóm nghề vót đũa được hình thành từ nguồn nguyên liệu tre sẵn có tại địa phương xóm nghề được hình thành và phát triển hơn 30 năm qua được lưu truyền, gìn giữ bởi người dân yêu nghề.

Đến với làng nghề đâu đâu cũng thấy phơi đũa tre, hiện nay hưởng ứng phong trào chuyển đổi cây trồng từ chuyển cây mía sang trồng tre các năm qua diện tích toàn xã hơn 50 ha nguồn nguyên liệu rất dồi dào đẩy mạnh phong trào vót đũa nơi đây. Đũa tre được làm quanh năm bắt đầu cuối tháng 9 âm lịch đến tới Nguyên Đán thời gian nhộn nhịp nhất của làng nghề.

Hình ảnh cây tre gắn bó qua bao thế hệ, đũa tre thân thuộc mang nét bình dị quê nhà. Rất phù hợp cho người dân thiếu đất sản xuất và có thời gian rảnh nhiều, từ người già đến trẻ ai cũng có việc làm cho thu nhập thường xuyên đem lại cuộc sống no ấm.

Về với Phụng Hiệp – Hậu Giang câu chuyện làng nghề truyền thống này luôn đi cùng người dân gắn bó với nghề. Hơn 15 hộ đang vót đũa nơi đây, chị Võ Thị Kiều Khoa một trong những hộ không đất sản xuất nhờ có nghề vót đũa nên gia đình chị thu nhập luôn ổn định. Theo chia sẻ của chị: để có được đôi đũa tre tốt và bền điều quan trọng chọn tre già đúng tuổi xanh đen đậm không còn phấn trắng tại mắt, đặc biệt là lựa được tre đực đũa mới chất lượng.

Nghề làm đũa người dân chủ yếu bán ở các chợ tốn nhiều thời gian đi bán. Từ lúc có hội phụ nữ và cán bộ khuyến nông xã hỗ trợ đóng gói bao bì sản phẩm được ưa chuộng, bán nhiều hơn giá bán từ 150.000 – 250.000đ/ 100 đũa tùy từng loại đũa. Ngoài đũa tre, còn có đũa bếp đũa xào, trừ chi phí mua tre thu nhập chị Khoa hơn 7 triệu đồng tháng. Chị rất vui mừng những đôi đũa chị làm ra còn được trưng bày, làm quà cho bạn bè các tỉnh bạn đến tham quan.

Làng nghề vót đũa hiện nay đang dần được ổn định hy vọng thời gian tới được sự quan tâm hơn các cấp các ngành để làng nghề vót đũa phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới cho xã nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

Nguyễn Thị Bích Thuận
Khuyến nông xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp.

Ý kiến bạn đọc