20/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
Châu Thành: Hiệu quả từ mô hình bao trái trên vườn cây ăn trái
 1027
 19/11/2018
Ảnh: Vườn mãng cầu đã bao trái của chị Nguyễn Thị Út Em

Ảnh: Vườn mãng cầu đã bao trái của chị Nguyễn Thị Út Em

Vườn mãng cầu xiêm của gia đình chị Nguyễn Thị Út Em - ngụ ấp Khánh Hội A, xã Phú An, huyện Châu Thành đã được ứng dụng kỹ thuật bao trái, đã và đang cho sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt thắng lợi một vụ mùa bội thu, cho thu nhập trên trăm triệu đồng mỗi năm.

Đến thăm vườn mãng cầu xiêm ở xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang thì bất ngờ thấy có một vườn mãng cầu xiêm của chị Nguyễn Thị Út Em, ngụ ấp khánh Hội A, xã Phú An cho thấy toàn bộ trên cây có trái mãng cầu xiêm mang một màu trắng xóa, trông rất đẹp mắt và rất thú vị khi nhìn vườn cây có màu xanh pha lẩn màu trắng rất sáng đẹp của khu vườn. Tiếp đón nồng nhiệt, chi Út Em chia sẻ: Hiện tại gia đình chị có diện tích vườn 0,4 ha chuyên trồng cây mãng cầu xiêm, hiện nay cây được 4 năm tuổi, cây rất xanh tốt sum xuê, đã và đang cho trái ổn định hứa hẹn vụ mùa bội thu.

Theo chị Út Em: Cây mãng cầu xiêm dễ trồng, cây cho trái quanh năm, chi phí đầu tư thấp, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, khi cây ra hoa thì phải thụ phấn nhân tạo bằng tay để tăng thêm tỷ lệ đậu trái, trái đạt tiêu chuẩn và tăng năng suất, sản lượng tập trung hơn, đồng thời khi hoa được thụ phấn thành trái thì phải phun phòng định kỳ thuốc trừ sâu hại trái, bởi trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay ngoài việc sâu đục trái lại còn có thêm ruồi vàng gây hại làm cho trái bị hư thối thất thu năng suất và phẩm chất trái.

Chị Út Em chia sẻ thêm: Trước tình hình, nhận định trên chị được tìm hiểu thông tin trên báo đài cũng như được dự các lớp tập huấn Khuyến nông nên chị tìm nơi sản xuất bao trái uy tín, chất liệu bao trái tốt để mua mỗi năm gần 10 ngàn cái bao trái về bao cho cả vườn, hiện nay đã bao liên tiếp ba năm. Chị có nhận xét như sau: Trước đây khi canh tác theo tập quán chị phải phun thuốc trừ sâu hại định kỳ 3 lần/tháng và phải tiêu tốn chi phí khoảng 800 ngàn đồng/lần phun vã lại tốn công phun và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cho bản thân và gia đình, ngoài ra sản xuất ra trái cây không an toàn cho người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến giá bán không cao . Từ khi chị mạnh dạn đầu tư mua bao trái đến nay đã giảm được chi phí và hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu rất nhiều, khi thấy trên cây có sâu hại gây hại đọt non thì mới phun thuốc.

Theo ước tính của chị Út Em, hiện tại đợt trái này chị đã bao 10 ngàn cái bao trái, bình quân khoảng 1,3kg/trái với giá bán 15.000 đồng/kg cho thương lại từ Cần Thơ đến tại vườn mua, sau khi trừ chi phí chi thu lãi trên 170 triệu đồng.

Ảnh: Chị Nguyễn Thị Út Em đang bên vườn Mãng cầu sai triễu quả

Mô hình này không chỉ hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất mà nó còn mang tính sản xuất ra trái cây đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chuỗi giá trị, thương phẩm và chất lượng. Đồng thời giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công lao động và rất thận thiện với môi trường. Rất hiệu quả, an toàn bền vững trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay mà mọi người nông dân cần phải học hỏi và nhân rộng.

Lê Minh Luân
Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành

Ý kiến bạn đọc