25/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động khuyến nông trong tỉnh
Huyện Long Mỹ: Hiệu quả từ mô hình trình diễn nhân giống lúa cấp xác nhận
 991
 18/02/2019
Bà con nông dân tham quan điểm trình diễn nhân giống lúa tại ruộng của ông Bình

Bà con nông dân tham quan điểm trình diễn nhân giống lúa tại ruộng của ông Bình

Nhân giống lúa là một mô hình tiến bộ với một trình độ sản xuất tiên tiến đó cũng là mô hình mà nhiều Hợp tác xã (HTX) muốn thực hiện nhằm tạo ra nguồn giống cho HTX và cung cấp cho các hộ dân nhằm tăng thu nhập cao. 

Điển hình là HTX nông nghiệp Thuận Hòa đã tham gia lớp tập huấn Kỹ thuật nhân lúa giống được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ tổ chức tập huấn và cho tiến hành trình diễn thực nghiệm trên HTX. Chương trình này cũng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của nông dân trong canh tác lúa với việc tiết kiệm chi phí, an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận. Với việc giảm lượng lúa giống đáng kể trong gieo sạ, đồng thời tiết giảm được nhiều khoản chi phí khác trong quá trình sản xuất, nên mô hình được đánh giá cao về tính hiệu quả.

Vào ngày 02 tháng 12 năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang triển khai mở lớp kỹ thuật sản xuất lúa giống ấp 4 xã Thuận Hòa bước đầu nông dân còn e ngại chưa dám tham gia thực hiện mô hình sản xuất lúa giống, qua trao đổi và đi đến thống nhất tham gia có ông Trần Văn Bình, ấp 4 xã Thuận Hòa cũng là Giám Đốc HTX nông nghiệp Thuận Hòa. Ông bắt tay thực hiện các công việc vệ sinh đồng ruộng để xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2018 - 2019.  Với 1ha đất ruộng của gia đình, sau khi được ngành chức năng triển khai là 1 Giám đốc đại diện cho 23 thành viên, ông Bình đã dành toàn bộ phần đất của gia đình để thực hiện mô hình trình diễn này với giống lúa RVT. Không biết hiệu quả mang lại sau này thế nào, nhưng trước tiên Tôi thấy đã giảm được lượng lúa giống đáng kể từ 20kg/công (sạ lan) xuống còn 10kg/công ”- ông Bình cho biết.

Theo đánh giá của ông, khi thực hiện mô hình thì được ngành khuyến nông hướng dẫn toàn bộ quy trình sản xuất giống cho toàn bộ học viên áp dụng theo, mô hình này không chỉ giúp nông dân giảm được lượng lúa giống, mà còn tiết giảm được nhiều mặt khác ngay đầu vụ. Chẳng hạn, không xịt thuốc sâu trong 40 ngày đầu quản lý nước ngặp khô xen kẽ.. . Sau hơn 3 tháng thực hiện mô hình đã thu được hiệu quả, chi phi đầu tư 1.000.000đ/ công như giống, phân bón, thuốc BVTV và công lao động …nhưng với giá bán cao hơn giá thị trường 500đ/kg vì ông áp dụng khử lẫn lúa đạt chất lượng. Ước tính năm nay Tôi bán được giá 6.500đ/kg với năng suất 1.1tấn/công tôi được 7.150.000đ/công, sau khi trừ chi phí Tôi còn lãi 6.150.000đ/công so sánh với mô hình bên ngoài như giảm được 3-4 lần phun thuốc và phân bón. Thấy được hiệu quả của mô hình, các thành viên và nhiều nông dân bên ngoài sau khi thấy được tính hiệu quả của mô hình mang lại sẽ tự áp dụng  trên ruộng lúa của gia đình mình. Từ đó, khả năng diện tích lúa bà con thực hiện mô hình này trong vụ lúa Hè Thu năm 2019 trên địa bàn toàn xã có thể tăng thêm đáng kể.

Trương Thanh Phương
Trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ

Ý kiến bạn đọc