20/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động khuyến nông trong tỉnh
Hội thảo mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng
 499
 10/05/2018
Đại biểu tham dự Hội thảo

Đại biểu tham dự Hội thảo

Ngày 27/4/2018, để giúp nông dân nâng cao nhận thức và phá thế độc canh cây lúa, Trạm khuyến nông huyện Long Mỹ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức buổi Hội thảo nông dân về hiệu quả mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá tại nhà ông Lê Văn Chiến, ấp 2 xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ.

Tham dự buổi Hội thảo có cô Huỳnh Thị Nga - Giảng viên Khoa môi trường trường Đại Học Cần Thơ, bà Nhan Thị Hồng Xuyến đại diện Sở khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang, ông Lâm Văn Việt trưởng Trạm khuyến nông huyện, ông Lâm Hoàng Hưng nhân viên Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng và cùng 30 Nông dân trong huyện tham dự Hội thảo.

 Tại Hội thảo các đại biểu cùng nông dân được tham quan thực tế mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá, bên cạnh đó các đại biểu cùng nông dân còn được cán bộ phụ trách hướng dẫn thêm về qui trình canh tác và giải đáp các vấn đề mà đại biểu cùng nông dân đặt ra. Để giúp nông dân hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng cây bồn bồn ông Lâm Hoàng Hưng nhân viên Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng người có kinh nghiệm về cây bồn bồn chia sẻ ‘‘ Đối với cây bồn bồn trước khi trồng phải xới mặt ruộng và luôn đảm bảo mặt nước sâu từ 0,6-0,8m nên kết hợp nuôi cá lóc hoặc thát lát sẽ cho thu nhập cao, trong quá trình canh tác không nên vội vì năng suất bồn bồn đạt cao nhất từ vụ thứ hai, ba trở lên. Cần phải chú ý khi thu hoạch xong đợt một thì phải dọn bả sạch sẽ, ruộng phải giữ mặt nước 10cm và nên bổ sung thêm 5-7kg/công phân DAP để giúp cây cho nhiều nhánh và đạt năng suất cao”.

Qua hơn 3 tháng thực hiện mô hình đã cho kết quả khả quan với 4.000m2 cho thu nhập 800kg bồn bồn và 150 kg cá lóc, giá bán bồn bồn 25.000/kg, cá lóc 65.000/kg thì thu nhập của mô hình đạt 29.750.000đ lợi nhuận đạt hơn 20.000.000 đ trung bình mỗi công cho lợi nhận 5 triệu đồng cao hơn canh tác lúa khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng.

Kết thúc buổi hội thảo hầu hết nông dân và đại biểu đánh giá cao hiệu quả và tính khả thi của mô hình vì mô hình rất phù hợp với vùng đất trũng, đất phèn, mặn và mang lại thu nhập ổng định cho nông hộ./.

Nguyễn Thành Lễ
VCKN xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ

Ý kiến bạn đọc