25/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động ngành nông nghiệp
Hậu Giang: Tổ chức GIZ (Đức) giới thiệu dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm (GIC), Hợp phần Việt Nam
 1253
 01/10/2020
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc với tổ chức GIZ (Đức).

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc với tổ chức GIZ (Đức).

Ngày 24/9/2020, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang có buổi làm việc với tổ chức GIZ (Đức), trao đổi thông tin và giới thiệu về dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm (GIC), Hợp phần Việt Nam.

Tham dự buổi làm việc có bà Nguyễn Thị Giang – Phó Giám đốc Sở cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Sở, ông Phạm Ngọc Mậu – Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cùng đoàn cán bộ dự án, và ông Jens Treffner – cố vấn trưởng dự án GIC (thuộc tổ chức GIZ – Đức).

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm (GIC). Được triển khai tại 16 quốc gia, trong đó Châu Á có 2 nước là Việt Nam và Ấn Độ, và Châu Phi có 14 nước.

Tại Việt Nam, dự án được triển khai ở 6 tỉnh, thành: Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ. Triển khai trong 3 năm, từ tháng 11/2019 – 03/2024. Với tổng kinh phí dự kiến 6.790.000 EUR (hơn 183 tỷ đồng).

Nhằm thông qua việc áp dụng rộng rãi các giải pháp đổi mới sáng tạo, dự án GIC thúc đẩy phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản giúp các nông hộ cải thiện thu nhập, điều chỉnh hệ thống canh tác để thích ứng với BĐKH và giảm thiểu phát thải. Dự án GIC đóng góp để thực hiện tầm nhìn của Chính phủ về ĐBSCL đề ra trong Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL, trong đó khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân, tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và các dịch vụ nông nghiệp sẳn có.

Dự án GIC sẽ được triển khai trên 2 đối tượng cây trồng chính là cây lúa và cây ăn trái (trong đó, các địa phương sẽ chọn loại cây ăn trái cụ thể để thực hiện dự án). Một số chỉ tiêu cụ thể của dự án GIC: Có 20.000 nông hộ tăng năng suất, giảm dự lượng thuốc bảo vệ thực vật, tăng thu nhập (10% từ lúa gạo và 15% từ cây ăn trái); 12.000 nông hộ ứng dụng các giải pháp sáng tạo để giảm thiểu các tác động của BĐKH; 35 doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiệu hiệu quả; tạo 200 việc làm mới trong các chuỗi giá trị lúa gạo và trái cây, trong đó trú trọng đến phụ nữ và thanh niên.

Ảnh: Ông Jens Treffner – Cố vấn Trưởng dự án GIC tặng quà lưu niệm cho Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.

Qua buổi làm việc, đại điện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang thống nhất sẽ tạo điều kiện để dự án triển khai thuận lợi trên địa bàn tỉnh. Mong dự án sớm được triển khai tại Hậu Giang, giúp cho người nông dân được hưởng lợi và tạo động lực phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới.

 

Bành Đức Tín
TTKN Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc